| Hotline: 0983.970.780

Cty TĂCN dùng chất cấm: Xử nặng để làm gương!

Thứ Sáu 08/08/2014 , 09:34 (GMT+7)

Quan điểm của Cục Chăn nuôi trong vụ việc này là sẽ đề nghị Sở NN-PTNT Thanh Hóa xử lí DN vi phạm với mức cao nhất (theo khung hình phạt hiện nay từ 30 – 70 triệu đồng)./ Nhà SX 8 tấn TĂCN nghi có chất cấm gây ung thư tắc trách?

Báo NNVN ra ngày 6/8 có bài phản ánh về việc Cty TNHH liên kết đầu tư LIVABIN (Cty LIVABIN, Hưng Yên) bị Sở NN-PTNT Thanh Hóa phát hiện nhiều lô hàng lưu hành trên địa bàn tỉnh này có chứa chất cấm Salbutamol.

Trao đổi với NNVN hôm qua, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngoài mẫu TĂCN của Cty này đã được Sở NN-PTNT Thanh Hóa gửi xét nghiệm và đã có kết quả dương tính với Salbutamol, hiện còn một mẫu khác cũng đã được Sở NN-PTNT Thanh Hóa gửi đơn vị xét nghiệm thứ 2.

“Theo quy định, nếu DN khiếu nại về kết quả xét nghiệm lần một, sẽ phải gửi mẫu xét nghiệm thêm ở một đơn vị khác để đảm bảo kết quả chính xác. Theo dự kiến, ngày 9/8 sẽ có kết quả của đơn vị xét nghiệm thứ 2” – ông Dương cho biết.

Đối với việc Cty LIVABIN tự lấy mẫu gửi đi phân tích, kết quả dù có phát hiện chất cấm hay không, theo quy định cũng sẽ không có tác dụng làm chứng cứ xử lí. Cũng theo ông Dương, nếu kết quả xét nghiệm ở đơn vị thứ 2 cho kết quả dương tính với Salbutamol, Sở NN-PTNT Thanh Hóa sẽ là cơ quan ra quyết định xử phạt hành chính.

Quan điểm của Cục Chăn nuôi trong vụ việc này là sẽ đề nghị Sở NN-PTNT Thanh Hóa xử lí DN vi phạm với mức cao nhất (theo khung hình phạt hiện nay từ 30 – 70 triệu đồng), đồng thời áp dụng các hình thức bổ sung như tiêu hủy toàn bộ lô hàng bị phát hiện có chất cấm. Nếu kiểm tra phát hiện DN này tái phạm, sẽ buộc phải dừng SX...

Xung quanh vụ việc này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam đã bày tỏ quan điểm về việc xử lí vi phạm của Cty LIVABIN cũng như việc kiểm tra giám sát lưu hành chất cấm trong TĂCN. Theo ông Lịch, vi phạm của Cty LIVABIN cần phải nhanh chóng xử lí mạnh tay, dứt điểm, tránh tình trạng dây dưa khiến dư luận chìm xuống.

Quan điểm của Hiệp hội TĂCN, việc xử lí Cty sử dụng chất cấm vừa qua nên thế nào, thưa ông?

Salbutamol cùng với 18 chất cấm khác chẳng phải là chuyện bây giờ mới nói, mà đã được ban hành từ hơn mười năm nay, gần đây Bộ NN-PTNT còn yêu cầu phải kiểm soát gắt gao, nghiêm ngặt.

Vì thế Cty LIVABIN nói kiểu đổ bừa rằng do chưa bao giờ sử dụng chất cấm nên không biết trong TĂCN của họ có chất cấm hay không là không chấp nhận được. Mà cho dù anh có vô tình vi phạm đi nữa thì cũng phải chịu xử lí như thường, bởi tại sao anh SX mà cũng không kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm để tới nỗi không biết trong sản phẩm mình SX có chất cấm hay không?

Quan điểm của tôi là phải xử lí thật nặng và thông báo rộng rãi lên đài báo để làm gương cho DN khác, thậm chí buộc dừng SX, chứ DN TĂCN lợi nhuận tiền tỉ mỗi ngày, xử phạt có 50 – 70 triệu bạc thì ăn thua gì, họ sẵn sàng nộp phạt để rồi lại vi phạm ngay! Xử không nặng, không những không răn đe được DN khác, mà còn tạo bất bình đẳng cho DN làm ăn nghiêm túc.

Chẳng phải do Cty không phải là DN thành viên của Hiệp hội TĂCN nên tôi gay gắt, nhưng ngay cả DN trong Hiệp hội, lâu nay chúng tôi đã quán triệt tinh thần anh nào dính vào chất cấm là kiến nghị phải xử nghiêm. Trong sự việc này, tôi thấy Sở NN-PTNT Thanh Hóa làm vậy là rất quyết liệt, nhưng tiến độ xử lí vi phạm còn dây dưa quá, không khéo “để lâu hóa bùn”.

Ông thấy xử lí dây dưa chỗ nào?

Sở NN-PTNT Thanh Hóa nói đã lấy mẫu từ tận 3/6/2014, nhưng mãi tới 21/7 mới có kết quả xét nghiệm và công bố cho DN vi phạm, rồi tới nay đã hơn 2 tháng rồi vẫn chưa có quyết định xử lí. Trong khi đó, mấy ngày trước mới lại thấy Cục Chăn nuôi xuống DN kiểm tra lấy mẫu.

Tôi được biết Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã lấy mẫu gửi kiểm tra xét nghiệm tại Viện Công nghệ Thực phẩm (Bộ Công thương), và đã có kết quả định tính hẳn hoi là hàm lượng Salbutamol lên tới 1,43 mg/kg, chứ chẳng phải kết quả định lượng mà bảo là chưa chính xác.

Vì thế chỉ cần căn cứ vào kết quả này là đã có thể “xử” DN vi phạm được rồi, chứ chẳng cần phải kiểm tra lấy mẫu hay xét nghiệm nào nữa. Chẳng lẽ Viện Công nghệ Thực phẩm, một đơn vị khoa học đầu ngành lại xét nghiệm không chính xác, kết quả không đáng tin cậy?

DN vi phạm nói họ không biết trong sản phẩm của họ có chất cấm, vậy theo ông, nó từ đâu ra?

Nếu DN không chủ ý trộn chất cấm vào sản phẩm, thì có lẽ chỉ có thể chất cấm đã có sẵn trong nguyên liệu khi họ nhập về để SX rồi.

Nhưng nói gì thì nói, anh NK nguyên liệu, thì cũng phải có cam kết nào đó với đơn vị cung ứng không được có các chất cấm trong nguyên liệu, hoặc phải có thiết bị để “test” nguyên liệu đầu vào, trong đó hiện nay nguy cơ dính chất cấm ở nguyên liệu rất có thể là các Premix nhập khẩu.

Về lí mà nói, tôi nghĩ cơ quan chức năng cũng cần phải điều tra truy ngược lại nguyên liệu đầu vào lô hàng đã phát hiện có chất Salbutamol.

Vì sao hàng chục năm qua chúng ta đã ráo riết ngăn chất cấm trong TĂCN, nhưng đến nay vẫn cứ phát hiện?

Chất cấm TĂCN bây giờ như thuốc phiện vậy, nguồn gốc xâm nhập thì thiếu gì, căn bản là chúng ta phải chặn thật chặt ở đầu DN sản xuất TĂCN là chính.

Tôi có nguồn tin từ một số Cty TĂCN cho biết ở dọc mấy tỉnh phía Bắc, hiện có tới 7- 8 Cty SX TĂCN vẫn đang lén lút sử dụng chất cấm cơ, chứ chẳng riêng gì trường hợp vừa bị phát hiện đâu!

Xin cảm ơn ông!

LÊ BỀN

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm