| Hotline: 0983.970.780

Cú hích cho xuất khẩu

Thứ Sáu 15/06/2018 , 14:05 (GMT+7)

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), với sản lượng vải trên 100 nghìn tấn, 2018 là năm được mùa lớn của huyện Lục Ngạn.

Đây cũng là năm chất lượng, mẫu mã vải thiều rất tốt do việc áp dụng SX theo các tiêu chuẩn GAP được nông dân triển khai rất mạnh.

16-48-53_chu_tich_ubnd_huyen_luc_ngn
Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Bên cạnh hơn 200ha vải đã được cấp chứng nhận GlobalGAP và mã số vùng trồng đủ điều kiện XK đi các thị trường có yêu cầu như Mỹ, Úc, EU..., hiện toàn huyện đã có 11 nghìn ha được nông dân SX theo hướng VietGAP, với trên 41 nghìn hộ trồng vải tham gia, trong đó huyện đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 21 nghìn hộ ở 331 thôn bản, HTX đảm bảo sản phẩm đủ điều kiện chất lượng, mẫu mã XK vào tất cả các thị trường trên thế giới.

Việc cải thiện chất lượng vải thiều SX theo GAP đã giúp chuyển dịch cơ cấu tiêu thụ vải thiều theo hướng giá trị cao hơn. Nếu như trước đây, khoảng 60% sản lượng vải thiều Lục Ngạn là tiêu thụ nội địa, giá trị thấp thì khoảng 3 năm trở lại đây cơ cấu vải thiều XK đã chiếm trên 50%.

Đầu vụ thu hoạch vải năm nay, Bắc Giang đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các sự kiện này?

Trung Quốc là thị trường truyền thống mà Bắc Giang nói chung, Lục Ngạn nói riêng đặc biệt coi trọng, triển khai nhiều giải pháp cải thiện chất lượng, mẫu mã quả vải cùng các điều kiện đẩy mạnh XK quả vải sang thị trường này. Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) đã được tổ chức từ 28 - 29/5/2018. Chúng tôi đánh giá đây là hội nghị hết sức thành công.

Chính quyền, các DN phía bạn rất nhiệt tình, với hơn 200 DN, thương nhân tham gia sự kiện này, trong đó đa số là thương nhân thường xuyên sang Lục Ngạn làm ăn buôn bán, và đều là thành viên của Thương hội XNK Trái cây tỉnh Quảng Tây. Đây là tổ chức có tiếng nói rất trọng lượng với chính quyền, cơ quan chức năng của phía Trung Quốc... Các DN Trung Quốc cũng rất hồ hởi, bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục làm ăn lâu dài, ổn định với Lục Ngạn. Nhiều khó khăn vướng mắc trong hoạt động tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Quảng Tây đã được tháo gỡ rất kịp thời.

Xin ông cho biết cụ thể những khó khăn nào đã được tháo gỡ?

Như đã biết, từ tháng 4/2018, chính quyền tỉnh Quảng Tây đã thông báo quy định mới về việc bắt buộc trái cây của Việt Nam, trong đó có quả vải phải thực hiện cấp mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc và các DN xuất khẩu phải thực hiện dán tem nhãn, đóng thùng một cách bài bản theo quy định.

16-48-53_nh2
Ảnh: L.B

Tại hội nghị ở Bằng Tường, sau khi được sự trao đổi của Bộ NN-PTNT và Công thương Việt Nam, phía bạn đã đồng ý cho phép giãn thời gian thực hiện quy định này tới tháng 9/2018. Theo đó trước mắt, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thông thương XK quả vải sang Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây cho phép cấp và chấp nhận một số mã số vùng trồng tạm thời. Về phía huyện Lục Ngạn, chúng tôi cho rằng đây là vấn đề khó khăn trước mắt cho XK quả vải nói riêng, nhưng cũng là động lực để nông dân tự thay đổi phương thức, cách thức tổ chức SX và tiêu thụ. Không thể cứ mãi theo hộ gia đình mà phải có các HTX, các tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức SX tiêu thụ thụ bài bản, đồng bộ hơn.

Vậy việc triển khai dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc XK vải sang Trung Quốc đã được huyện triển khai thế nào đến thời điểm này, thưa ông?

Từ đầu vụ, huyện đã sớm phối hợp và được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) hỗ trợ thực hiện việc ủy quyền cấp mã tem truy xuất nguồn gốc để XK sang Trung Quốc cho vải thiều Lục Ngạn. Đến thời điểm này, các đơn vị, DN có nhu cầu XK các lô hàng sang Trung Quốc đều đã được huyện và VNPT hướng dẫn in ấn, dán tem theo quy định của phía bạn, đảm bảo lưu thông XK quả vải bình thường. Do là năm đầu triển khai quy định này, nên UBND huyện đã hỗ trợ 50% kinh phí in ấn tem nhãn cho các đơn vị, DN có nhu cầu.

Tới đây, trên cơ sở các hộ đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, VNPT sẽ theo dõi, cập nhật số liệu để cấp tem truy xuất nguồn gốc. Hiện nay, 21 nghìn hộ dân SX theo GAP của huyện có tới 21 nghìn sổ nhật ký SX. Vì vậy tới đây, huyện có kế hoạch sẽ cùng với VNPT triển khai “số hóa” đối với toàn bộ các hộ dân SX theo GAP để thuận tiện cho việc giám sát và cấp mã số vùng trồng, tem truy xuất nguồn gốc, QR code... Đồng thời, sẽ tích hợp việc cung cấp thông tin về nông vụ, dự báo sâu bệnh, thời tiết để nông dân có thể chủ động theo dõi trong quá tình SX.

16-48-53_dscf5756
Ảnh: L.B

Về lâu dài, công tác này sẽ được xã hội hóa, theo hướng xem đây phải là một chi phí SX và công việc mà bản thân nông dân, các HTX và DN phải tự thực hiện. Mô hình thương hội tương tự như Thương hội XNK trái cây tỉnh Quảng Tây cũng là điều mà Lục Ngạn đang ấp ủ sẽ xúc tiến trong tương lai, bởi lúc ấy giữa thương hội 2 bên sẽ có thể tự liên kết với nhau trong làm ăn buôn bán, chính quyền sẽ chỉ hỗ trợ các khó khăn, vướng mắc liên quan tới việc XNK của hai bên.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Chung kết hội thi 'Cán bộ Agribank tài năng - thanh lịch' năm 2024

Chung kết hội thi có sự góp mặt tranh tài của 20 đơn vị xuất sắc đại diện cho 173 Công đoàn cơ sở của Agribank khắp cả nước tham gia.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.