| Hotline: 0983.970.780

Cù lao tỷ phú rơi nước mắt theo cá tra!

Thứ Sáu 15/01/2010 , 10:38 (GMT+7)

Sau nhiều vụ nuôi cá tra thua lỗ, những ao cá đẻ ra bạc tỷ ngày trước ở Phường Tân Lộc (Cần Thơ) nay đang được rao bán ời ời.

Bà Nguyễn Thị Tú chỉ tay về ao cá tra bỏ hoang đang rao bán

Phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ giữa sông Hậu, nằm đối diện trung tâm quận Thốt Nốt. Nơi đây từng được gọi là cù lao tỷ phú, vì có hàng chục, hàng trăm người giàu lên từ việc nuôi cá tra. Nhiều người sắm được xe hơi xịn và cả cano. Thế nhưng sau nhiều vụ nuôi cá tra thua lỗ, những ao cá đẻ ra bạc tỷ ngày trước nay đang được rao bán ời ời. 

I. Giáp Tết, về cù lao Tân Lộc không khí không mấy tươi vui. Tuy rằng đường sá, biệt thự, nhà cửa trên cù lao này lại khang trang hơn nhiều so với 3 năm trước.

Phó Chủ tịch UBND phường Tân Lộc Phạm Văn My cho hay: Chuyện tỷ phú cá tra sắm xe hơi mua cano ở cồn này không còn nữa rồi. Nhiều ông chủ bây giờ phải cầm cố xe hơi, đất, nhà cửa do thua lỗ cá tra liên tiếp. Toàn phường có 179 hộ nuôi cá tra hầm với tổng diện tích trên 319 ha nay giảm xuống chỉ còn hơn 200 ha. Còn các hộ nuôi cá tra trong lồng bè nằm cặp bờ sông Hậu từ 242 bè, nay giảm còn hơn 150 bè nhưng cũng đã chuyển sang nuôi các loại cá khác.

Ông My cho biết: Sau vụ cá cuối năm 2008, hộ nào cũng thua lỗ, ít thì vài trăm triệu, nhiều vài tỷ đồng là chuyện bình thường. Trong 179 hộ nuôi có khoảng 30 hộ kêu bán hoặc cho thuê ao. Nói thật, con cá tra đã làm thay đổi diện mạo phường, những hộ nuôi cá có đóng góp mỗi năm vài chục triệu đồng/hộ để làm cơ sở hạ tầng và phúc lợi của phường. Nhưng mấy năm nay giá cá tra bấp bênh, tiền thức ăn cho cá tăng cao, con giống kém chất lượng nên người nuôi cá thua lỗ liên tiếp. Cù lao đã không còn ai đóng góp vào việc phúc lợi xã hội nên phường thành ra chậm phát triển.

Vào những năm 1980 cù lao này không chỉ nổi tiếng về cây ăn trái mà nổi tiếng là có nhiều nhà máy ép đường, mỗi năm cung cấp hàng trăm ngàn tấn cho các tỉnh ĐBSCL. Khi đường của Thái Lan lấn sân nhiều chủ lò phải tạm đóng cửa. Cũng thời điểm đó con cá tra bắt đầu xuất hiện và nuôi có hiệu quả, người dân Tân Lộc sau vài vụ nuôi cá đã trở thành tỷ phú.

Còn năm nay thấy người nuôi cá tra lao đao quá. Do làm ăn thua lỗ, nhiều hộ ôm nợ đâm ra lâm bệnh. Số xe hơi của phường Tân Lộc, từ chỗ hơn 10 chiếc nay chỉ còn 5 chiếc, còn lại các hộ bán hết cả. Điển hình như ông Trần Phước Đời, có trên 20 ha ao nuôi cá tra cũng là người thành công đầu tiên ở cồn Tân Lộc. Mấy năm trúng cá ông xây nhà lầu 3- 4 tầng, mua xe hơi, sắm cano,  nay đã thua lỗ cả chục tỷ. “Chưa năm nào thấy nghề cá bạc bẽo như vậy. Cù lao tỷ phú rơi nước mắt theo con cá rồi” – ông My rầu rĩ. 

II. Ông Ngô Văn Hơn, ở khu vực Tân An, phường Tân Lộc cắm bảng rao bán trên ao cá bỏ trống khoảng 6 công cặp mé sông Hậu mấy tháng nay và kèm theo số điện thoại để liên hệ. Vị trí khá tốt, dễ lấy nguồn nước vào ao nuôi, giá cả phải chăng vậy mà bốn tháng nay chẳng thấy người hỏi mua. Ông Hơn cho biết: Mấy vụ cá vừa qua tôi bị thua lỗ liên tục, chắc vì vậy người ta sợ rủi của tôi mang theo nên ai nấy cũng ngán ngại đụng vào. Mấy tháng nay chẳng có ai đến ngó ngàng.

+ Chia tay cù lao Tân Lộc, ông My, Phó Chủ tịch phường nói thêm: “Chúng tôi ở đây rất tha thiết với con cá tra, dù gì đi nữa chúng tôi cũng không bao giờ bỏ nghề nuôi con cá tra”.

+ Theo một số hộ nuôi cá tra ở Tân Lộc, dù giá cá tra gần Tết có tăng nhưng vẫn không theo kịp đà tăng giá thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản. Vì vậy người nuôi cá mới đang ở ngưỡng hoà, chứ chưa đủ sức gánh lỗ từ mấy vụ trước để lại.

Sau vài vụ cá cuối năm ngoái, gia đình ông ôm nợ ngân hàng hơn một tỷ đồng nên phải bán ao trả nợ. Cách đây một năm nghề nuôi cá tra còn hưng thịnh thì giá đất nuôi cá ở Tân Lộc lên cơn sốt. Chỉ cần ao nuôi có chỗ lấy và thoát nước là có giá 14-15 cây vàng/công, còn bây giờ giá 1 công giảm xuống còn 3-4 cây vàng là hết đát. 3 ao cá của ông Hơn thời đó mua ngoài 5 tỷ đồng, bây giờ rao bán 1,5 tỷ đồng mà chưa ai ngó tới.

Không chỉ các hộ nuôi cá bị lỗ mà các "quan" nuôi cá cũng chết dở. Ông Đỗ Thanh Hoàng, Phó Bí thư phường Tân Lộc nuôi 2 ao với diện tích 4 công đất nằm ở vị trí tốt cặp bờ sông Hậu cũng liên tiếp lỗ 2 vụ mất gần 1,5 tỷ đồng. Hết vốn, nay ao đành bỏ trống đang kiếm người sang nhượng hoặc cho thuê. Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch HĐND phường Tân Lộc đào 3 ao đất ruộng nuôi cá tra, thắng đậm được 2-3 vụ đem lại tiền tỷ nhưng gần đây lại bị thua lỗ trên 1 tỷ đồng. Ông Sơn đang chuyển hướng liên kết với một NM chế biến TĂCN cùng nhau nuôi để bớt rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Tú, ở khu vực Tân An 2 chỉ vào ao cá chừng 1ha, nói: Để hoang mấy tháng nay rồi, đang tìm mối cho thuê hoặc bán mà chưa được. Nước trong ao cá tra để trống nay chuyển sang màu xanh đen đậm. Bà Tú cho biết thêm, cả phường có gần 30 hộ như bà, người nào may mắn thì tìm được mối cho thuê với giá 500 đồng/kg cá thành phẩm khi thu hoạch. Nếu cho thuê được thì thu lời trên 100 triệu đồng/ha/năm, cho thuê vài vụ để bù lỗ rồi tìm cơ hội đầu tư nuôi tiếp nhưng cũng ít người thuê quá.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm