| Hotline: 0983.970.780

Cử nhân sinh học bỏ công việc nơi thành phố, về quê trồng nấm sạch

Thứ Năm 18/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Tốt nghiệp cử nhân sinh học, Diệu Lộc trở về quê hương, khởi nghiệp cùng cây nấm bào ngư và thu lời gần 400 triệu đồng/năm. Để giám sát được nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều chỉnh được lượng nước tưới Lộc cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công “Hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới”.

10-13-31_huynh-thi-dieu-loc-1-1
Diệu Lộc bên trang trại nấm của mình

Vượt gần 100km từ thị xã Đồng Xoài, chúng tôi tìm về huyện biên giới Lộc Ninh. Dưới cái nắng đầu mùa khô hanh hao, biên giới như rực lửa. Ấy vậy mà những người dân Lộc Ninh vẫn vươn mình trong nắng, cặm cụi với công việc nhà nông để chăm lo cuộc sống gia đình, góp phần ổn định đời sống xã hội. Chị Huỳnh Thị Diệu Lộc (34 tuổi) ỡ xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là một điển hình như thế.
 

Khởi nghiệp cùng nấm

Tốt nghiệp khoa công nghệ sinh học, Đại học Đà Lạt vào năm 2009, Diệu Lộc tìm lên thành phố Hồ Chí Minh đầu quân cho một công ty thực phẩm. Với bản tính chăm chỉ, tháo vát, Diệu Lộc được lãnh đạo công ty giao phó chức danh Trưởng phòng kiểm tra an toàn thực phẩm. Đang có công việc ổn định nơi thành phố phồn hoa, Diệu Lộc lại mong muốn trở về quê để tự phát triển sự nghiệp, làm chủ chính mình.

Năm 2012, Diệu Lộc trở về xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh để khởi nghiệp bằng nghề nông. Tại quê, Lộc thuê gần 2ha đất giáp biên giới để trồng khổ qua rừng. Sau ba tháng chăm sóc, khổ qua rừng giúp Lộc có được số vốn kha khá để mở rộng diện tích sản xuất, nhưng sau đó giá khổ qua giảm mạnh, Lộc quyết định chuyển sang hướng đi mới.

Qua tìm hiểu, Diệu Lộc quyết định chuyến sang trồng nấm bào ngư xám. “Mình thấy loại nấm này có khả năng thích hợp với điều kiện nuôi trồng ở quê. Việc tìm bột để cấy meo cho nấm cũng dễ. Mặt khác nấm này cũng có thể cho mình thu nhập tốt nếu mình chịu khó học hỏi và đầu tư”, Diệu Lộc chia sẻ. Nghĩ là làm, cô cử nhân quyết định dựng trại nấm trên diện tích 300m2 đất có sẵn của gia đình.

Tuy niên sau mấy tháng trồng thử nghiệm, những meo nấm cứ khô dần rồi rụi, không thể ra tai, nhưng Diệu Lộc không nản lòng. Cô chủ tiếp tục cải thiện hệ thống làm mát cho nấm bằng cách lợp lá dừa, tưới nước đều đặn và học hỏi kinh nghiệm cấy meo từ sách báo và các trang trại bạn. Chính nhờ lòng kiên trì, trại nấm cuối cùng cũng đã mỉm cười với chủ của mình. Những tai nấm bắt đầu mọc ra, ngày càng mọc nhiều hơn. Sau khi cải tạo trại nấm, hiện tại Diệu Lộc xuất ra thị trường 2tạ/tháng. Bình quân mỗi tháng Lộc thu lời 30 triệu đồng.
 

Hướng đến sản xuất an toàn

Nâng niu những tai nấm, Diệu Lộc chia sẻ: “Khởi nghiệp rất khó khăn, nhất là những ngày đầu. Thành công nào cũng phải kinh qua thất bại, nhưng nếu mình vững tâm, nỗ lực thì sẽ vượt qua, sẽ cho trái ngọt”. Cũng theo Diệu Lộc, nấm bào ngư xám là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nhận thấy nấm bào ngư xám dễ bị nhiễm bệnh mốc xanh, nấm hồng và bị côn trùng tấn công. Để tạo môi trường tốt cần cung cấp đủ nước, độ ẩm nhà nấm và cách bảo quản đúng kỹ thuật.

10-13-31_thuc-hien-bng-dieu-khien-tuoi-nuoc-tu-dong
Chị Lộc kiểm tra lịch sử quy trình tưới tự dộng của trại nấm

Kỹ thuật làm nấm bào ngư xám đơn giản, phôi được cấy trong các bịch nilon, ủ từ 20-25. Trong mỗi bịch phôi có giá thẻ của nấm là các mùn cưa cao su. Để phôi lên đầy bịch cần yêu cầu có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp: Độ ẩm 80%, nhiệt độ 24-250C. Diệu Lộc luôn chú ý đến việc trông nấm theo hướng an toàn: Tưới nước sạch, vệ sinh trại bằng vôi bột. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Không những sản xuất giỏi, Diệu Lộc còn đam mê sáng tạo. Để giám sát được nhiệt độ, độ ẩm cũng như điều chỉnh được lượng nước tưới Lộc cùng cộng sự đã nghiên cứu thành công “Hệ thống giám sát và tưới nước tự động cho nhà nấm, nhà lưới”.

Theo Lộc, hệ thống này giúp cung cấp dữ liệu thời gian cho người trồng nấm quan sát được nhiệt độ không khí, độ ẩm, nhiệt độ đất và ánh sáng trong nhà lưới. Đồng thời có thể tự động điều khiển bật tắt đèn, máy phun sương thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của nấm. Ngoài ra, hệ thống giám sát này còn có chức năng ghi chép nhật ký, giúp người trồng nắm được quá trình sinh trưởng nấm. Nhờ vậy trại nấm của gia đình Lộc luôn phát triển tốt, năng suất cao, tiết kiệm phí đầu tư. Chia sẻ về hướng đi sắp tới, Diệu Lộc cho biết mình sẽ nghiên cứu thị trường để mở rộng quy mô sản xuất.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm