| Hotline: 0983.970.780

Cùng nông dân Lâm Đồng vượt khó do dịch Covid-19

Thứ Hai 06/12/2021 , 12:29 (GMT+7)

Hoa hồng nở phải cắt bỏ. Rau củ đến độ thu hoạch bỏ héo rũ ngoài vườn. Đó là tình cảnh của nhiều nông dân ở Lâm Đồng trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.

Không có thu nhập, lại phải tốn chi phí để duy trì vườn, nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

Nước mắt hoa hồng

Anh Cil Ha Mơi – người dân tộc Chin – thị trấn Lạc Dương – Lâm Đồng có 4 sào trồng hoa hồng. “Bình thường mỗi tháng suôn sẻ cũng thu lời được 30-40 triệu đồng. Nhưng mùa dịch vừa qua tôi mất trắng. Không chỉ thiệt hại tiền bán hoa mà còn đổ vào đó biết bao phân bón, công sức và thuê mướn nhân công. Do khâu vận chuyển ách tắc, hoa không ai mua. Mỗi ngày tôi phải cắt bỏ 3-4 ngàn hoa hồng”.

Còn chị Kra Jan Ner Ka - người dân tộc K’Ho – có 6 sào trồng hoa hồng và sú. Chị cho biết: “Trong đợt Covid từ tháng 5 đến tháng 9 vừa qua nhà tôi phải đóng cửa bỏ vườn. Bao nhiêu phân đổ vô vứt cho ông trời luôn, tiền vốn hơn 100 triệu không thu lại được đồng nào. Bình thường nếu 2 vụ cũng phải lời cả 100 triệu nữa. Năm nay hoa hồng thì cắt bỏ còn sú thì bỏ rũ luôn trong vườn.”.

Phân bón Cà Mau hỗ trợ nhà nông đồng hành vượt khó. Ảnh: Ngọc Duyên.

Phân bón Cà Mau hỗ trợ nhà nông đồng hành vượt khó. Ảnh: Ngọc Duyên.

Ông Đagout Sel – thị trấn Lạc Dương - đợt rồi cũng rớt nước mắt cắt bỏ hàng ngàn cành hoa trên 7 sào hoa hồng. “Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 vừa rồi thiệt hại nặng nề nhất. Từ khi xuất hiện dịch Covid -19, từ gần 2 năm nay, đổ bỏ không biết bao nhiêu hoa và rau củ quả mà kể”.

Đây là tình cảnh chung của rất nhiều nông dân Tây Nguyên chịu thiệt hại nặng nề do đợt dịch Covid – 19 vừa qua. Lạc Dương là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lâm Đồng, được xem là “nóc nhà Tây Nguyên”. Ở đây đồng bào Kinh, K’Ho, Chu Ru, Ê Đê, Hoa, Tày, Nùng… sinh sống. Bà con chủ yếu trồng hoa hồng, rau màu, cà phê, cây ăn quả. Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc vận chuyển nông sản, hoa màu gặp nhiều khó khăn. Lâm Đồng còn là vùng trồng hoa nổi tiếng của cả nước.

Nợ mẹ đẻ nợ con

“Dù hoa hồng phải cắt bỏ nhưng vẫn phải bón phân. Phải giữ lại gốc hồng. Không bón là gốc cây chết. Nhà tôi vay mượn tiền để mua phân bón và để duy trì vườn. Tôi vay ngân hàng 300 triệu để làm nhà lồng. Đến hạn trả lãi ngân hàng không có tiền lại phải đi vay nóng để trả cho ngân hàng. Cứ lấy đầu này đắp đầu kia.”, anh Cil Ha Mơi, thở dài.

Rất nhiều nông dân được Phân bón Cà Mau tặng phân bón. Ảnh: Ngọc Duyên.

Rất nhiều nông dân được Phân bón Cà Mau tặng phân bón. Ảnh: Ngọc Duyên.

Nhiều nông dân đều lâm vào tình cảnh tương tự. Nhà chị Kra Jan Ner Ka thì phải nuôi mẹ già và 3 đứa con đang độ tuổi ăn học. “Gia đình tôi vay ngân hàng 500 triệu trong 5 năm để sản xuất. Mùa Covid, không có thu đồng nào, tiền phân và các thứ toàn đi vay mượn. Đến hạn trả lãi ngân hàng thì đi vay nóng để trả lãi ngân hàng. Cứ nợ mẹ đẻ nợ con. Giờ cũng không biết làm thế nào để trả”.

Ông Đagout Sel cũng đang nợ ngân hàng 400 triệu và vay nóng bên ngoài. “Trong mùa dịch, việc vận chuyển khó khăn, phân bón lên giá, thuê nhân công thì nữ 400 ngàn đồng/ngày, nam là 500 ngàn đồng/ngày. Đã không thu hoạch được trong khi những thứ chi phí khác đều tăng cao, nông dân chúng tôi chỉ biết khóc ròng”.

Hỗ trợ nhà nông, đồng lòng vượt khó

“Hỗ trợ nhà nông, đồng lòng vượt khó” là chương trình của Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) nhằm đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân chịu thiệt hại do dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, chương trình sẽ trao tặng 26.000 bao phân bón chất lượng cao mang thương hiệu Phân bón Cà Mau cho bà con nông dân đang gặp khó khăn trên cả nước với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 14 tỷ đồng.

PVCFC vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm, và kịp thời cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng cao. Ảnh: Ngọc Duyên.

PVCFC vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm, và kịp thời cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng cao. Ảnh: Ngọc Duyên.

Song song đó, Phân bón Cà Mau cũng nỗ lực cung ứng đủ nguồn cung phân bón cho bà con canh tác, phối hợp cùng hệ thống đại lý để kiểm soát giá bán. Đồng thời liên tục tổ chức các chương trình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp trên các kênh truyền thông số để giúp bà con tiếp cận với kiến thức canh tác mới trong điều kiện dịch bệnh phức tạp.

Ngoài ra, PVCFC vẫn không ngừng nghiên cứu, cải tiến chất lượng sản phẩm, và kịp thời cho ra mắt các dòng sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh cho bà con nông dân, góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Anh Cil Ha Mơi, một trong những nông dân ở Lạc Dương nhận được quà của Phân bón Cà Mau trong đợt này chia sẻ anh đang cắt hoa hồng. Đợt này bán được 3.500 đồng/hoa. Anh sẽ cho bón phân cho hoa, mong sản xuất được khôi phục, đầu ra ổn định để nông dân vượt qua khó khăn.

Tặng 176 tấn phân cho nông dân Lâm Đồng

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau đã tặng cho 40 nông dân huyện Lạc Dương 4 tấn phân bón Ure trị giá trên 70 triệu đồng.

Thông qua 44 đại lý phân bón cấp 2 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Công ty tặng 1.760 nông dân khó khăn, mỗi người 1 tạ phân Ure. Đã có trên 10 đại lý triển khai đưa phân bón tới tay nông dân và công ty đang tiếp tục triển khai hoạt động tặng phân bón trên các huyện, thành phố. Số phân bón trên được nông dân sử dụng để bón các sản phẩm rau, hoa, chè, trái cây, cà phê, cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 

Chương trình “Hỗ trợ nhà nông – Đồng lòng vượt khó” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau triển khai trên phạm vi toàn quốc với tổng gói hỗ trợ lên đến 14 tỷ đồng. Chương trình này nhằm chia sẻ những khó khăn của bà con nông dân trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Đồng thời là một sự động viên tinh thần nhà nông tái đầu tư sản xuất cho vụ mùa mới đang cận kề.

Cụ thể, chương trình “Hỗ trợ nhà nông – Đồng lòng vượt khó” đã trao tặng tới bà con nông dân đang gặp khó khăn với hơn 26.000 bao phân bón chất lượng cao mang thương hiệu Phân bón Cà Mau. Theo đó, mỗi người nông dân nhận được 100 kg phân bón (NPK Cà Mau hoặc Ure Cà Mau). Song song việc hỗ trợ phân bón tái sản xuất, bà con tại các tỉnh ĐBSCL sẽ nhận được 500 phần quà là các nhu yếu phẩm thiết yếu như: gạo, đường, dầu ăn, trang thiết bị y tế...

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm