| Hotline: 0983.970.780

'Cuộc chiến ẩm thực' Trung - Hàn: Từ kim chi đến bánh gạo

Thứ Ba 16/02/2021 , 08:36 (GMT+7)

Giữa Niangao của Trung Quốc với Tteokbokki của Hàn Quốc - món bánh gạo nào xuất hiện trước, và câu chuyện nguồn gốc của món ăn ngon ngày Tết Nguyên đán này là gì?

Bánh gạo Hàn Quốc (trái) hay Bánh gạo Trung Quốc (phải) xuất hiện trước và điểm khác nhau của 2 món ăn truyền thống là gì? Ảnh minh họa: SCMP.

Bánh gạo Hàn Quốc (trái) hay Bánh gạo Trung Quốc (phải) xuất hiện trước và điểm khác nhau của 2 món ăn truyền thống là gì? Ảnh minh họa: SCMP.

Các cuộc chiến ẩm thực văn hóa không phải là mới - như gần đây chúng ta đã biết về các cuộc chiến giữa nhân vật YouTube xứ Kim chi là Hamzy và người nổi tiếng mạng xã hội của Trung Quốc là Li Ziqi.

Tuy nhiên, bánh gạo Hàn Quốc và Trung Quốc đã có từ hàng nghìn năm trước và cả hai đều có những danh tiếng riêng của mình.

Cuộc tranh luận về kim chi - về món bắp cải muối nguyên bản là của Hàn Quốc hay Trung Quốc - tháng trước đã thu hút hàng triệu người Trung Quốc và Hàn Quốc lên mạng xã hội để bảo vệ nguồn gốc của thực phẩm, thậm chí còn gây ra một cuộc chiến trực tuyến nhỏ liên quan đến nhân vật YouTube của Hàn Quốc là Hamzy và Người nổi tiếng trên mạng xã hội của Trung Quốc là Li Ziqi.

Một loại thực phẩm khác nằm trong khuôn khổ cuộc chiến văn hóa trực tuyến là món bánh gạo được yêu thích trên toàn cầu.

Bánh gạo Trung Quốc

Là một món ăn được làm từ bột gạo nếp và nén hoặc kết hợp với một chất kết dính khác, bánh gạo tồn tại ở nhiều hình dạng khác nhau và đặc biệt phổ biến trong ẩm thực châu Á. Giống như mì ống, chúng hầu như không có hương vị, nhưng khi nấu với nước sốt, chúng vẫn giữ được kết cấu dai và hấp thụ các chất bổ sung.

Bánh gạo Trung Quốc hay còn gọi là niangao, được làm từ gạo giã nhỏ và có độ dẻo, dai. Câu chuyện về nguồn gốc của Niangao có thể bắt nguồn từ khoảng 2.500 năm trước ở Tô Châu trong một thời kỳ hỗn loạn của chiến tranh, kéo dài từ năm 722 đến năm 481 trước công nguyên.

Thừa tướng của nước Ngô được ghi nhận là người đầu tiên đã tạo hình bột gạo nếp thành những hình dạng như gạch và cứu người dân của mình khỏi nạn đói khi quốc gia của ông bị bao vây.

Truyền thuyết Niangao cũng kể về một phong tục của Bắc Kinh liên quan đến việc ăn bánh gạo vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán dưới triều đại nhà Liêu. Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, niangao đã trở thành một loại lương thực phổ biến, với các loại khác nhau được phát triển ở phía bắc và phía nam.

Một công thức đáng chú ý được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải, bao gồm xào bánh gạo dẹt với thịt lợn thái mỏng, rau xanh và sốt mặn ngọt gồm nước tương và đường.

Mặc dù bánh gạo có thể được ăn quanh năm, nhưng theo truyền thống, chúng được coi là món ăn đặc biệt dùng chung trong bữa cơm sum họp ngày tết, đại diện cho sự may mắn và tài lộc vì Niangao là từ đồng âm của "năm cao hơn".

Bánh gạo Hàn Quốc

Trong khi đó, được dịch theo nghĩa đen là "bánh gạo xào", Tteokbokki là một món ăn đường phố phổ biến của Hàn Quốc được làm bằng Garaetteok cỡ nhỏ. Không giống như phiên bản Trung Quốc được cắt lát và dẹt, Garaetteok là một loại bánh Tteok dài và hình trụ, có độ dai hơn đáng kể so với phiên bản Trung Quốc.

Những đề cập đầu tiên về Tteok xuất hiện trong một số cuốn sách về các cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra từ năm 480 đến năm 222 trước Công nguyên. Sách kể về gạo vo sạch, giã thành bột rồi trộn với nước, trước khi nặn thành đĩa dẹt đem hấp chín.

Để thu hút sự chú ý vào kết cấu dai của bánh gạo, Tteokbokki được phục vụ với trang trí tối thiểu và các thành phần phụ. Bánh gạo được luộc chín và phủ một lớp sốt đỏ gồm gochujang (tương ớt), gochugaru (ớt đỏ), nước tương, đường và hạt mè. Một số công thức nấu ăn tự làm bao gồm eomuk thái lát (bánh cá dẹt), bắp cải và hành lá.

Tteokbokki cay thường được cho là có nguồn gốc gần đây hơn. Được phát triển vào năm 1953, năm chiến tranh Triều Tiên kết thúc, công thức này có thể bắt nguồn từ một phụ nữ ở Seoul, người đã làm bánh gạo với nước sốt gochujang như một món ăn nhẹ dễ chịu với giá cả phải chăng.

Một món bánh gạo Hàn Quốc tương tự như món Niangao của Trung Quốc là loại bánh gạo Gungjung Tteokbokki, hay còn gọi là bánh gạo cung đình. Như tên gọi của nó, món ăn truyền thống có từ triều đại Joseon và là một khía cạnh quan trọng của ẩm thực hoàng gia. Trái ngược với phiên bản cay hiện đại thường thấy trên các quầy hàng rong, Gungjung Tteokbokki được xào với thịt thái mỏng, rau và nước sốt đậu tương nhẹ.

Tiếp nối truyền thống

Mặc dù bánh gạo hiện nay được phục vụ phổ biến ở cả hai quốc gia, nhưng chắc chắn rằng nó có lịch sử lâu đời và lừng lẫy ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây chắc chắn sẽ là các món tiếp tục đóng những vai trò quan trọng trong truyền thống Trung Quốc và Hàn Quốc cho các thế hệ sau.

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm