| Hotline: 0983.970.780

'Cuộc chiến' trên cao nguyên Sơn La: Chơi trò 'bịt mắt bắt dê' trên lưng nông dân

Thứ Ba 12/12/2017 , 08:21 (GMT+7)

Sơn La là nơi thuận lợi nhất của Tây Bắc để phát triển nông nghiệp với hàng trăm ngàn ha đất màu mỡ, với các tiểu vùng khí hậu hết sức đa dạng nhưng đã từ lâu trở thành một chiến trường không tiếng súng trên lĩnh vực buôn bán vật tư phân bón…

Thao túng thị trường

Chị Nguyễn Thị The - chủ đại lý vật tư nông nghiệp ở thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã từ lâu quen với các loại phân bón uy tín như Lâm Thao, Phú Mỹ, Đầu Trâu… Tận dụng thời điểm này, khi trong kho của chị đang trống rỗng chưa tích hàng, một hãng phân bón mới đã tranh thủ gửi vài tấn hàng nhờ bán thử. Giá bán loại phân này khá rẻ, chiết khấu lớn, lại còn cho gửi trong kho, bán được mới thu tiền.

17-41-08_dsc_0104
Sự giống nhau giữa các sản phẩm làm người tiêu dùng bối rối, khó chọn

Tuy nhiên vừa nhập hàng chị The vừa không dám tư vấn cho dân dùng sản phẩm đó vì lỡ sản phẩm có bề gì thì mình là người nắm ở đằng lưỡi dao còn nông dân nắm đằng chuôi sẽ không trả tiền mua hàng hoặc bắt đền mùa vụ hỏng. Một cán bộ nông nghiệp đi cùng bảo với tôi rằng: “Chỉ những ai có tâm mới đưa các loại phân bón uy tín vào các dự án hỗ trợ cho đồng bào vùng cao bởi lẽ kết quả tốt thì dân hưởng lợi nhưng tỷ lệ trích lại rất ít, không thể sánh với sự “lại quả” của các dòng phân bón hàng lôm côm được”.

Mua phân bón theo kiểu “tiền tươi thóc thật” thì nông dân còn có cơ hội lựa chọn nhưng nếu mua nợ, mua chịu từ các chủ đầu tư thì họ hoàn toàn trở nên bị động, dễ biến thành con rối để người khác điều khiển. Chủ đầu tư là một khái niệm khá đặc thù ở tỉnh Sơn La. Họ là những người có tiền, có phương tiện, có đội ngũ chân rết đủ mạnh để đầu tư vào các bản làng cho nông dân từ cái kim, sợi chỉ, vật tư, phân bón đến cả tiền mặt tất nhiên với giá cao, lãi lớn lúc đầu vụ còn đến cuối vụ thì thu mua lại nông sản của những con nợ, thường là với giá thấp. Họ thường cấu kết với nhau để phân vùng lãnh thổ, mỗi chủ đầu tư quản lý một vài bản làng.

Nếu gặp rủi ro trong sản xuất thì nông dân có thể mất trâu bò, mất đất đai, mất nhà cửa vào tay các chủ đầu tư không đứng đắn mà Báo NNVN từng phản ánh chi tiết trong loạt phóng sự “Những hạt ngô máu” năm 2016.

17-41-08_dsc_0114
Ảnh: Dương Đình Tường

Chính bởi vì mua kiểu nợ tiền này mà người nông dân không có quyền chọn lựa, chủ đầu tư đưa cho cái gì phải chấp nhận cái đấy. Một chủ đại lý phân bón kiêm chủ đầu tư vào các bản người Mông, người Thái đã nói thẳng với tôi rằng: “Các công ty phân bón không thể bán hàng trực tiếp đến từng người nông dân được, không thể vào tận bản mà đòi nợ được nên vẫn phải phụ thuộc vào các đại lý hoặc các chủ đầu tư như chúng tôi. Mặt hàng nào trích phần trăm ít, không có nhiều ưu đãi cho các đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 thì dù tốt mấy cũng bị hờ hững ngay, khó mà đến được tay nông dân”.
 

Đi buôn mà không cần vốn

Trong những năm gần đây trên thị trường Sơn La xuất hiện rất nhiều các sản phẩm phân bón ăn theo các thương hiệu nổi tiếng. Ông Phạm Đức Thành - Phó phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho hay có nhiều loại phân mẫu mã, bao bì rất giống với các sản phẩm của đơn vị mình. Về luật thì chúng không sai nhưng bởi vì mẫu mã quá giống với hàng của các Cty có tên tuổi nên thường gây ra những sự ngộ nhận, nhầm lẫn cho bà con nông dân khi mua.

17-41-08_dsc_0117
Ảnh: Dương Đình Tường

Ví dụ như phân bón NPK-S 5.10.3-8 Thiên Nông của Công ty CP Thiên Nông tỉnh Thanh Hóa, phân bón NPK-S 5.10.3-8 Sao Nông của Công ty CP Sản xuất và TM Cường Phát tỉnh Thanh Hóa, phân bón tổng hợp Sơn Trang chuyên dùng bón thúc 12.5.10+TE của Công ty CP Phân bón Sơn Trang tỉnh Hải Dương… Chúng thường chỉ khác biệt nhỏ về logo và địa chỉ nhà sản xuất. Đặc biệt có phân bón Sao Nông logo là 5 nhành lá cọ xanh gần giống logo 3 nhành cọ xanh rất nổi tiếng của Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, phân bón Lâm Thao có chữ M1 thì phân bón Sao Nông có chữ N1.

Nhiều loại phân bón mới xuất hiện do chưa tạo dựng được uy tín, chất lượng nên phải tìm đến những cửa ngách để len lỏi vào các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La mà cánh đại lý, chủ đầu tư vẫn quen miệng định danh là "phân cỏ". Chúng được các công ty chở đến gửi tại các đại lý, cửa hàng và cho thẳng luôn 100.000-200.000đ/tấn gọi là tiền lưu kho. Vậy là chỉ cần gật đầu chấp nhận cho gửi 10 tấn trong kho là đã có ngay 1-2 triệu đồng. Khi nào bán được sẽ đến thu tiền và chiết khấu tiếp với mức rất cao từ 600.000đ - 800.000đ/tấn. Không còn gì có thể chiều khách hàng hơn được nữa. Và từ đây hình thành nên một khái niệm mới, đi buôn mà không cần vốn.

Đại lý Vũ Thị Dung ở thị trấn Mộc Châu cho tôi hay mình mới nhập 10 tấn “phân cỏ”. Với giá nhập vào 3.200đ/kg, bán ra 36.00-3.700đ/kg chị có thể hưởng chênh lệch ngay 400.000-500.000đ/tấn. Mỗi vụ có hàng chục loại “phân cỏ” xin đến để được ký gửi như vậy nhưng chị Dung không hề vui khi phải bán chúng. Thông thường phải qua 2 vụ mới phát hiện được một loại phân có tốt hay không vì 1 vụ thì dinh dưỡng của phân bón cũ vẫn tồn tại trong đất và dinh dưỡng của đất vẫn còn, khó có thể biết. Theo tiết lộ của chị bà con dân tộc thường mua hàng hóa theo cảm tính nên chuyện mẫu mã rất quan trọng.

17-41-08_dsc_0128
Ảnh: Dương Đình Tường

Cũng là những mẫu hàng mới xuất hiện trên thị trường huyện Mộc Châu nhưng phân bón Quế Lâm dù có màu sắc đẹp, chất lượng khá nhưng vẫn không thể bán chạy bằng phân bón Nam Điền bởi người nông dân trông nó không quen thuộc, không giống như hàng của Lâm Thao.

Một câu chuyện của đại lý khác kể nhiều bà con khi thấy các loại phân bón của Công ty Sơn Trang cả mẫu cũ lẫn mẫu mới giống 80-90% mẫu hàng của Lâm Thao đã hỏi: “Lâm Thao mới đấy à?”. Được thể, những đại lý, chủ đầu tư không trung thực liền tư vấn, đại loại: “Chúng cũng tương đương hàng Lâm Thao đấy, bà con cứ dùng thử vụ này xem sao”. “Chúng có khác gì Lâm Thao đâu mà, mẫu mã tương tự thì chất lượng cũng giống thế thôi”.

Bán một vài tấn “phân cỏ” hoa hồng ở mức 400.000-500.000đ/tấn còn nếu bán được trên 100 tấn thì chiết khấu lại còn tăng vọt. Trước sức hấp dẫn rất khó cưỡng lại của lợi nhuận nên các đại lý, chủ đầu tư lái vấn đề với nông dân còn dẻo hơn cả các đội đua xe. Họ đã định hướng, dẫn dắt bà con mua những loại “phân cỏ” bằng cách xếp các loại phân này ở ngoài hoặc để lẫn lộn với các loại phân bón uy tín khác làm cho bà con nông dân nhầm tưởng. Nếu bà con hỏi mua phân NPK bón lót, bón thúc chung chung thì họ cho người khiêng ngay bao phân lên xe. Nếu ai còn cẩn thận hỏi đó là phân bón gì thì họ mới trả lời quấy quá rằng “Đây là phân bón Lâm Thao loại mới ra đời”.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất