| Hotline: 0983.970.780

Cuộc đua vacxin Covid-19 nguy cơ đổ bể

Thứ Hai 27/04/2020 , 12:06 (GMT+7)

Cuộc chạy đua phát triển vacxin đặc trị Covid-19 đang có nguy cơ đổ bể hàng tỷ USD với tỷ lệ thành công cực kỳ thấp.

Cuộc đua vacxin coronavirus của các nhà sản xuất trên khắp thế giới với ít nhất 115 loại khác nhau. Ảnh: Reuters  ​​

Cuộc đua vacxin coronavirus của các nhà sản xuất trên khắp thế giới với ít nhất 115 loại khác nhau. Ảnh: Reuters  ​​

Ông Paul Stoffels, trưởng nhóm nghiên cứu hãng dược phẩm Johnson & Johnson, đối tác của chính phủ Mỹ, hiện đã đầu tư 1 tỷ USD để đẩy nhanh tốc độ phát triển và sản xuất vacxin nhưng vẫn chưa có tín hiệu nào khả quan cho biết: “Cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu đang đặt chính mỗi người chúng ta vào thế mạo hiểm nhất ngay từ bây giờ để chấm dứt đại dịch này. Và nếu không thành công thì đó sẽ là điều tồi tệ”.

Cảnh báo của chuyên gia vacxin người Mỹ được đưa ra khi cuộc đua sản xuất các thiết bị xét nghiệm nhanh và thẩm định vacxin đang diễn ra khắp nơi mà không hề có đảm bảo chúng sẽ chứng minh được hiệu quả. Nhiều nhà máy sản xuất vacxin đã ngưng hoạt động bỗng chốc được bơm tiền hồi sinh, trong khi những đơn đặt hàng sản phẩm này chưa chắc đã khả dụng bởi chỉ dựa vào mô hình dịch bệnh và tập trung vào tốc độ đầy rủi ro.

Trong lịch sử, rốt cuộc chỉ có 6% các “ứng cử viên” vacxin được thương mại hóa, đưa ra thị trường và thường phải mất nhiều năm thử nghiệm để chứng tỏ công dụng. Tuy nhiên hiện nay dường như các quy chuẩn truyền thống về phát triển thuốc và vacxin đang bị gạt sang một bên khi đối mặt với một loại virus đã lây nhiễm tới gần 3 triệu người, giết chết hơn 206.000 người và tàn phá nền kinh tế toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 mà nhân loại đang đối mặt vẫn theo đuổi kỳ vọng và mục tiêu là sớm có một loại vacxin được thử nghiệm trên phổ rộng và có sẵn trên thị trường để cung cấp cho hàng trăm triệu liều chỉ trong vòng từ 12 đến 18 tháng.

Các công ty dược phẩm, chính phủ nhiều quốc gia và các nhà đầu tư tài chính vẫn hùn vốn đầu tư nghiên cứu, sản xuất vacxin bất chấp rủi ro theo cách thức chưa từng có tiền lệ.

Theo Reuters, vấn đề này còn được sự đồng thuận cao hơn của hơn 30 giám đốc điều hành các hãng dược phẩm, các quan chức y tế chính phủ và các chuyên gia ứng phó đại dịch bởi họ cho rằng, các rủi ro này là cần thiết để đảm bảo không chỉ sớm có vacxin trị coronavirus mà còn sẵn sàng phân phối ngay khi nó được phê chuẩn.

Hiện những nhà đầu tư gồm các chính phủ, các tổ chức y tế và từ thiện đều hướng vào mục tiêu hứa hẹn nhất trong số hơn 100 loại vacxin triển vọng cao đang phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên chỉ một số ít trong số đó đang được thử nghiệm lâm sàng trên người, và chỉ số an toàn và hiệu quả thực sự cũng mới  dứng lại ở giai đoạn đầu mà thôi. Thậm chí ngay cả trong số những loại triển vọng nhất cũng rất ít có khả năng thành công.

Đối với nhiều công ty trong cuộc đua này có thể hưởng một số lợi ích khi chứng minh được nền tảng công nghệ cũng như cơ hội để đánh bóng tên tuổi và tăng giá trị cổ phần. Một số công ty lớn, bao gồm Johnson & Johnson và GlaxoSmithKline Plc cho biết, họ đã lên kế hoạch sản xuất vacxin theo giá thành và có thể gặt hái lợi nhuận nếu cần chủng ngừa theo mùa để bán cho các nước mau dự trữ. Tuy nhiên việc sản xuất một loại vacxin kém hiệu quả cũng khó có khả năng phân phối- ám chỉ hoạt động xây dựng các nhà máy sản xuất vacxin hiện nay.

“Chúng tôi muốn đầu tư đón lõng, chấp nhận rủi ro để có thể (ngay lập tức) sản xuất vacxin với quy mô hàng chục hoặc hàng trăm triệu liều”, chuyên gia quản lý chính sách về dịch cúm của Mỹ (dưới thời hai cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama) Richard Hatchett cho biết.

Hiện ông Hatchett là người đứng đầu Liên minh Dịch tễ học (CEPI), tập đoàn phát triển vacxin khổng lồ được các nhà tài trợ tư nhân cũng như Vương quốc Anh, Canada, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ, Đức và Hà Lan đứng đằng sau hỗ trợ. Tổ chức này đã huy động được hơn 915 triệu USD trong số 2 tỷ USD mà nó dự kiến sẽ đầu tư để tăng tốc thử nghiệm và xây dựng các nhà máy sản xuất chuyên biệt cho ít nhất ba loại vacxin coronavirus có nhiều triển vọng.

Tại Mỹ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y sinh (BARDA), cơ quan liên bang tài trợ cho công nghệ phòng chống bệnh tật cũng đã công bố đầu tư gần 1 tỷ USD để hỗ trợ cho chiến dịch phát triển vacxin coronavirus và mở rộng quy mô sản xuất.

Theo thăm dò, có một nỗi lo ngại tiềm ẩn được nhiều người chia sẻ là ngay cả khi có một loại vacxin hiệu quả thì nó cũng khó mà đáp ứng được nhu cầu đang rất lớn ở khắp nơi chứ nói gì tới việc dự trữ mà khả năng cao là sẽ chỉ có những nước giàu mới có khả năng, lại càng khiến cho những làn sóng dịch bệnh mới phát sinh.

 “Nếu có loại vacxin đặc trị thành công coronavirus thì nó sẽ được ưu tiên sử dụng cho các cộng đồng nguy cơ cao bao gồm đội ngũ nhân viên y tế, người già, người dễ bị tổn thương nhằm dập tắt đại dịch nhanh hơn để tái thiết các nền kinh tế”, ông Hatchett nói.

Hiện vẫn chưa có nhà sản xuất nào nghiên cứu thành công vacxin đặc trị coronavirus. Ảnh: Reuters

Hiện vẫn chưa có nhà sản xuất nào nghiên cứu thành công vacxin đặc trị coronavirus. Ảnh: Reuters

Hiện BARDA là một trong những nhà tài trợ vacxin lớn nhất ở Mỹ, với nguồn vốn khoảng 5 tỷ USD đang có kế hoạch đầu tư vào 5 “ứng cử viên”, tập trung chủ yếu vào các dự án của các nhà sản xuất có kinh nghiệm.

Rick Bright, giám đốc BARDA cho biết hiện đơn vị này đã rót gần 500 triệu USD cho các nỗ lực của Johnson & Johnson để nghiên cứu loại vacxin lạnh, vô hại nhiều triển vọng nhất cho dù nó vẫn chưa được giới chức y tế Mỹ phê chuẩn.

Theo ông Bright, mặc dù vậy nhưng đây vẫn là một “cú đầu tư” khả quan bởi các thử nghiệm đang được tiến hành trên động vật và sẽ thử nghiệm trên người vào tháng Chín tới.

Còn tại Trung Quốc, tập đoàn dược CanSino Biologics Inc, nơi sở hữu công nghệ vacxin tương tự như Johnson & Johnson cũng đang chạy nước rút với thử nghiệm ban đầu ở người và sẵn sàng tiến tới giai đoạn tiếp theo.

Trong khi đó, hãng Sanofi SA, nhà sản xuất vacxin lớn nhất thế giới cũng đã thu hút được luồng vốn của BARDA cho một phương pháp tiếp cận khác, dựa trên mũi chủng ngừa cúm Flublok. Theo đó, Sanofi sử dụng tế bào côn trùng thay vì trứng gà truyền thống để phát triển các protein virus biến đổi gen để thúc đẩy phản ứng miễn dịch.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.