| Hotline: 0983.970.780

Quân đội Mỹ- Trung chạy đua nghiên cứu vacxin coronavirus

Thứ Năm 19/03/2020 , 14:50 (GMT+7)

Trong khi quân đội Mỹ vào cuộc từ đầu tháng 3 thì một nguồn tin cho biết, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ cảm thấy bị “mất mặt” nếu bị người Mỹ vượt qua.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi các nhà khoa học làm tất cả những gì có thể để chống đại dịch coronavirus. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ông Tập Cận Bình kêu gọi các nhà khoa học làm tất cả những gì có thể để chống đại dịch coronavirus. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cuộc chiến chạy đua phát triển vacxin đầu tiên trên thế giới chống Covid-19 lại được khơi mào sau hàng loạt các tranh cãi ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington kéo dài suốt nhiều ngày qua.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, một nhóm nghiên cứu do nữ tướng Chen Wei, chuyên gia dịch tễ học và nhà virus học hàng đầu của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự (AMMS) đã được giao trọng trách thử nghiệm lâm sàng vacxin chống Covid-19.

Theo đó, loại vacxin đang được nhóm của bà Chen phát triển phối hợp với tập đoàn công nghệ sinh học CanSino Biologics có trụ sở tại Thiên Tân thực hiện. Công ty này hiện đang được coi là ứng cử viên hàng đầu trong số 9 phương pháp điều trị nCoV đang được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu, đánh giá.

Nữ tướng Chen Wei, chuyên gia virus học hàng đầu của Học viện Quân y Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Nữ tướng Chen Wei, chuyên gia virus học hàng đầu của Học viện Quân y Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Các động thái thử nghiệm vacxin ở Trung Quốc được rốt ráo triển khai sau khi có thông tin Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ và công ty công nghệ sinh học Moderna, trụ sở tại Massachusetts đã thử nghiệm vacxin chống Covid-19 trên 45 tình nguyện viên tuổi từ 18 đến 55.

Tao Lina, một chuyên gia vacxin ở Thượng Hải cho biết, việc nước này thông báo thử nghiệm lâm sàng sớm hơn so với dự định, mặc dù ông này tin rằng việc thử nghiệm loại vacxin tái tổ hợp đầu tiên sẽ được giao cho đơn vị của tướng Chen.

Nữ tướng Chen Wei, 54 tuổi là một chuyên gia phát triển vacxin tái tổ hợp, người đã dùng một loại virus hoặc vi khuẩn vô hại để đưa vật liệu di truyền của mầm bệnh vào cơ thể để tăng cường khả năng miễn dịch. Phương pháp này đã được ghi nhận qua điều trị trong đợt bùng phát dịch Ebola hồi năm 2014-16.

Bà cũng chính là tác giả phát triển thành công một loại thuốc xịt mũi để bảo vệ nhân viên y tế trong đợt bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars) hồi năm 2002-2003.

Trước đó, quân đội Trung Quốc cũng đã hỗ trợ giải quyết tình trạng khẩn cấp y tế ở Hồ Bắc, khi triển khai hơn 10.000 nhân viên tới đây làm nhiệm vụ và lực lượng này đã được trao nhiều quyền lực hơn cả chính quyền địa phương trong cuộc chiến chống virus.

Theo các nguồn tin giấu tên, nhiều ngày qua Quân ủy Trung ương tiếp tục gây áp lực cho các nhà khoa học quân đội để sớm phát triển một loại vacxin trị coronavirus. Và tới hôm thứ Ba, nhà sản xuất vacxin CanSino Biologic đã bắt đầu tìm kiếm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng kéo dài 6 tháng về phương pháp điều trị của tập đoàn này phối hợp với phía quân đội.

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để phát triển vacxin Covid-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang chạy đua để phát triển vacxin Covid-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

“Một thử nghiệm lâm sàng có thể cần tới vài tháng hoặc thậm chí một năm với sự phối hợp cặt chẽ giữa các phòng thí nghiệm và tình nguyện viên. Việc đưa quân đội tham gia sẽ dễ quản lý và đẩy nhanh hơn vì nghĩa vụ cống hiến của họ”, ông Tao nhận định.

Ông Tao cho biết, giới lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đang kỳ vọng ​​các nhà virus học quân đội sẽ phát triển được vacxin coronavirus đầu tiên trên thế giới nhằm khẳng định vị thế và tránh bị mất mặt.

Hiện quân đội Mỹ cũng đang đẩy nhanh tốc độ làm việc với các phòng thí nghiệm dân sự để phát triển một phương pháp điều trị Covid-19. Hôm đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết, cơ sở thí nghiệm phòng thủ sinh học tại Fort Detrick ở bang Maryland đã tham gia vào dự án phát triển vacxin này.

Ngoài ra, một phòng thí nghiệm quân sự khác của Mỹ là Học viện quân sự Walter Reed cũng đang tham gia nghiên cứu vacxin trị coronavirus.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm