| Hotline: 0983.970.780

Cuốn sách tâm lý được chú ý sau căng thẳng Covid-19

Thứ Ba 13/09/2022 , 17:16 (GMT+7)

Cuốn sách tâm lý ‘Tôi ổn – Bạn ổn’ ra đời từ nửa thế kỷ trước, bất ngờ trở lại gây sốt thị trường xuất bản sau hai năm nhân loại ứng phó Covid-19.

Cuốn sách giúp cân bằng tâm lý sau hai năm chống chọi Covid-19.

Cuốn sách giúp cân bằng tâm lý sau hai năm chống chọi Covid-19.

Cuốn sách tâm lý “Tôi ổn – Bạn ổn” (“I’m OK - You’re OK”) ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Mỹ. Cuốn sách tâm lý “Tôi ổn – Bạn ổn” chạm đến một nỗi niềm phổ quát của con người, nên nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm tâm lý học kinh điển.

Tính đến nay, cuốn sách tâm lý “Tôi ổn – Bạn ổn” đã được dịch ra 20 thứ tiếng với hơn 15 triệu bản in. Tại Việt Nam, “Tôi ổn – Bạn ổn” vừa được First News và Nhà xuất bản Dân Trí mua bản quyền ấn hành.

Thông qua cuốn sách tâm lý “Tôn ổn – Bạn ổn”, bác sĩ tâm thần Thomas Harris giúp mỗi người thấu hiểu phần nhân cách dễ bị tổn thương của mình, thứ có nguồn gốc từ những trải nghiệm tiêu cực. Đồng thời, chỉ ta cách vượt lên trên quá khứ để sống với thực tại mới với lòng tự tin, niềm vui trong trẻo, và khả năng kết nối thân mật với người khác lẫn hạnh phúc đích thực.

Bác sĩ tâm thần Thomas A. Harris (1910 - 1995) nhận bằng Cử nhân Khoa học tại đại học Arkansas và bằng Bác sĩ Y khoa tại đại học Temple. Ông được đào tạo về tâm thần học tại bệnh viện Saint Elizabeth. Bị cuốn hút bởi học thuyết của Eric Berne, Thomas A. Harris bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Bern từ năm 1960 trong việc truyền bá lẫn áp dụng Phân tích Tương giao vào trị liệu lâm sàng. Với các tác phẩm của mình, Thomas A. Harris có công lớn trong việc làm cho phương pháp này trở nên đơn giản, dễ hiểu, đến được với đông đảo bạn đọc phổ thông.

Cuốn sách tâm lý “Tôi ổn - Bạn ổn” sử dụng các nguyên tắc của Phân tích Tương giao (Transactional Analytics) - một học thuyết và phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Eric Berne. Bằng chứng lâm sàng chỉ ra rằng, não bộ con người có khả năng ghi lại những ấn tượng quan trọng trong thời thơ ấu - trung thực và chính xác hệt như một chiếc máy ghi âm. Những ký ức tuổi thơ, vì thế được não bộ lưu trữ giống như trong những “cuộn băng”. Trong đó, những “cuộn băng” về cảm xúc nội tâm của đứa trẻ - từ sự tò mò ban sơ, niềm vui được vỗ về cho đến những sợ hãi, hoảng loạn mà mọi đứa trẻ nhỏ bé đều từng trải qua - được lưu giữ trong phần Cái Tôi Trẻ Em (Child - C). Còn phần Cái Tôi Cha Mẹ (Parent - P) là tập hợp những cuộn băng về người lớn xung quanh đứa trẻ, cùng với những gì họ nói và làm.

Điều đáng nói, những dữ kiện trong Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em, dù được hình thành chủ yếu trong 5 năm đầu đời, vẫn có thể được “phát lại” bất cứ lúc nào trong cuộc sống về sau - mỗi khi bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Chính sự “phát lại” này khiến hành vi, cảm xúc và nhận thức của con người giống như đang bị một “trạng thái cái tôi” (ego state), một nhân cách riêng biệt giành quyền kiểm soát.

Ở hiện tại, trong quá trình tương tác, giao tiếp với người, nếu một trong hai Cái Tôi trên bị “câu ra”, chúng ta sẽ phải sống lại những cảm xúc từ những tình huống gốc cũ xưa; và thực tại, nhận thức lẫn cách giải quyết vấn đề của ta sẽ bị giới hạn như chúng từng bị trong thời thơ ấu.

Ngoài các khuôn mẫu hành vi, cảm xúc rập khuôn và lỗi thời, theo bác sĩ tâm thần Thomas Harris, những dữ kiện trong Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em còn tạo ra một “sản phẩm phụ” tiêu cực khác: vị thế sống “Tôi Không Ổn – Bạn Ổn”.

Khái niệm “vị thế sống” là cách con người cảm nhận về bản thân trong mối tương quan với người khác. Ngoài “Tôi Không Ổn – Bạn Ổn” ra, còn có hai vị thế sống tiêu cực khác, gồm “Tôi Không Ổn – Bạn Không Ổn” và “Tôi Ổn – Bạn Không Ổn”. Những sợ hãi, hoảng loạn, thất vọng, bất lực lẫn cảm giác thấp kém của một đứa trẻ trước những người lớn trong môi trường xung quanh sẽ tạo cho chúng cảm giác không ổn về bản thân. Ba vị thế sống tiêu cực ấy được xác lập, rất khó bị phá vỡ, và được đứa trẻ mang theo suốt đời, trừ khi chúng quyết định một cách có ý thức về việc chuyển sang vị thế sống “Tôi ổn – Bạn ổn” - vị thế sống duy nhất đảm bảo sự hạnh phúc.

Còn nếu không được thay đổi, ba vị thế sống tiêu cực ấy trở thành căn cơ của những đau khổ trong cuộc sống: Ta sẽ sống mà liên tục tìm kiếm sự công nhận và phần thưởng từ bên ngoài - tất cả nhằm giảm nhẹ gánh nặng đau đớn của cảm giác không-ổn mình đang mang.

Ngoài Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em, còn có một Cái Tôi khác được phát triển muộn hơn và là niềm hy vọng cho mọi sự: Cái Tôi Người Lớn (Adult - A). Cái Tôi này được hình thành từ khi trẻ 10 tháng tuổi, bắt đầu trải nghiệm năng lực vận động, trẻ nhận ra nó có thể làm việc gì đó xuất phát từ suy nghĩ của riêng nó. Khả năng tự-thực-hiện này chính là sự khởi đầu cần mong đợi và cần kích hoạt. Giải phóng Cái Tôi Người Lớn cũng là chìa khoá cho vị thế sống “Tôi ổn – Bạn ổn” của mỗi người.

“Tôi ổn - Bạn ổn” cũng chứa đựng những thí nghiệm, nghiên cứu, quan điểm của các nhà phân tâm học, nhà trị liệu tâm lý và bác sĩ lỗi lạc, cùng nhiều câu chuyện thực tế từ những bệnh nhân mà bác sĩ tâm lý Thomas A Harris từng điều trị. Dù vậy, tác giả sử dụng những ngôn từ đơn giản nên tác phẩm rất dễ đọc và dễ hiểu với độc giả đại chúng.

Sau hai năm chống chọi Covid-19, cuốn sách tâm lý “Tôi ổn – Bạn ổn” trở thành tác phẩm được tìm kiếm trên thị trường xuất bản quốc tế. Vì sao như vậy? Riêng với từng cá nhân, việc đọc cuốn sách này như một quá trình tự soi chiếu. Độc giả có cuộc tìm hiểu kỹ lưỡng về những gì có trong Cái Tôi Cha Mẹ, Cái Tôi Trẻ Em và Cái Tôi Người Lớn của chính mình, nhìn thấy những nỗi đau từ quá khứ lẫn vết tích của chúng trong hiện tại - và từ đó thực hiện hành trình tự chữa lành.

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm