| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng thị trường xuất khẩu nông sản giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

Chủ Nhật 22/12/2019 , 11:06 (GMT+7)

Trước những khó khăn khi Trung Quốc thực hiện nghiêm quy định về nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, nhiều DN Việt phải đẩy mạnh mở rộng các thị trường xuất khẩu nông sản.

Với nhiều điều kiện thuận lợi về giao thương cũng như nhu cầu tiêu thụ khổng lồ, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt với nhóm mặt hàng rau quả, thị trường Trung Quốc thường xuyên chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên kể từ năm 2018 đến nay, việc Trung Quốc áp dụng nghiêm các điều kiện về nhập khẩu mặt hàng rau quả đã khiến tình hình xuất khẩu nhóm ngành hàng này gặp không ít khó khăn.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) trong buổi tọa đàm "Lấy lại đà cất cánh cho rau quả tại thị trường Trung Quốc" do Báo NNVN tổ chức.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho biết:  Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 11 tháng đầu năm 2019 đã có sự tụt giảm, nhất là các mặt hàng chưa được Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch.

Tuy nhiên, ông Hòa cho biết một tín hiệu khá mừng, đó là 9 mặt hàng đã được Trung Quốc cho phép xuất khẩu có mức tăng trưởng rất đáng kể, đặc biệt là chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long đều tăng so với năm 2018, qua đó bù đắp lại phần nào các loại hoa quả mà chúng ta chưa được phép xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân này.

Phân tích về thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, ông Lê Thanh Hòa cho rằng, hiện nay một số doanh nghiệp và các địa phương đã dần thích nghi với các yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra.

Bởi vậy, đến hết năm 2019, chúng ta sẽ giữ được mức tăng trưởng về xuất khẩu rau quả như mục tiêu đề ra là 4 tỷ USD và mở rộng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020.

Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta cũng đẩy mạnh mở rộng thị trường sang các quốc gia khác, đặc biệt là thị trường khu vực Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường mà chúng ta đã mở cửa đổi với các sản phẩm như chuối, xoài, nhãn, vải…

Bên cạnh đó, ông Hòa cũng lưu ý đến việc nâng cao năng lực tổ chức sản xuất và trách nhiệm của các bên tham gia trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Tránh tình trạng khi được giá thì nông dân phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp, hoặc khi giá cả nông sản xuống thấp thì doanh nghiệp ngừng thu mua, hoặc mua nông sản giá rẻ.

Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản.

Nhưng hiện nay, nhiều nhà máy chế biến nông sản vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng và chưa đi vào vận hành. Hy vọng, khi các nhà máy của các doanh nghiệp lớn như Nafood, Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao… đi vào hoạt động, chúng ta sẽ giảm một lượng nông sản xuất thô đáng kể.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.