| Hotline: 0983.970.780

Đà Lạt: Người trồng rau... sập bẫy

Thứ Ba 26/01/2010 , 10:28 (GMT+7)

Cận Tết năm ngoái, thời tiết không thuận lợi, lượng rau quả trong cả nước sụt giảm nên rau Đà Lạt trở nên “sáng giá”. Năm nay, cứ tưởng cũng sẽ như vậy nên nhà vườn Lâm Đồng ào ạt đi trồng rau, nào ngờ.

Cận Tết năm ngoái, thời tiết không thuận lợi, lượng rau quả trong cả nước sụt giảm nên rau Đà Lạt trở nên “sáng giá”. Năm nay, cứ tưởng cũng sẽ xảy ra chuyện “trời làm cơn lũ tháng mười hai” nên nhà vườn Lâm Đồng ào ạt đi trồng rau, nào ngờ.

Mấy ngày qua tại các chợ rau đầu mối Lâm Đồng, giá của hầu hết các loại rau đồng loạt rớt thêm một mức so với trước khiến nhiều hộ trồng rau vốn đã “khóc ròng” từ hơn tháng nay, giờ càng thêm nản lòng. Ông Nguyễn Quốc Huy (thôn Quảng Hiệp, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) ngửa mặt lên trời: “Cà chua nhà tôi đã chín rục trên ruộng mà không thấy thương lái nào đến hỏi thăm. Giá mỗi kg cà chua từ 5.000 đồng tháng trước rớt dần xuống còn 700 đồng/kg và hôm nay chỉ còn 300 đồng/kg”. Giá này không đủ để trả tiền công thu hoạch vì vậy nhiều nhà vườn cứ phó mặc ruộng cà chua cho…trời.

Bà Nguyễn Thị Lành, hàng xóm của ông Huy, cũng than thở: “Tưởng 8.000 gốc cà chua của nhà tôi Tết này “làm ra chuyện” chứ ai ngờ vì nó mà tôi đổ nợ như vậy. Cái giá 300 đồng mỗi kg làm sao đủ để tôi trả nợ tiền phân bón cho các đại lý”. Trong khi đó tại Đà Lạt, ông Nguyễn Hữu Thắng ở phường 8 cũng than thở: “Mới rồi, giá xà lách bán tại vườn gần 10.000 đồng/kg, nay chỉ còn một phần mười. Không chỉ xà lách, cải thảo cũng khiến nhiều nhà vườn Đà Lạt đổ nợ: Bán xô mỗi bao gần 50kg chỉ được trên dưới 20.000 đồng”.

Năm ngoái, cũng đúng vào dịp tháng 12 âm lịch, chỉ tính riêng thị trường Hà Nội, mỗi tuần Đà Lạt phải cung ứng đến những 20 tấn rau (chở máy bay). Bà Hoa – một trong những đầu mối tiêu thụ rau ở chợ rau Dã Chiến (Đà Lạt) nhớ lại: "Gần Tết cả chục “chân rết” của tôi phải tỏa xuống các nhà vườn đặt cọc trước thu hoạch nhưng cũng không đủ rau đưa đi các tỉnh”. 

Trưởng phòng NN- PTNT huyện Đơn Dương Lê Thị Bé tính toán: “Huyện Đơn Dương hiện có 4.000ha cà chua. Nếu tính bình quân 1 cây cà chua cho thu hoạch từ 2,5 – 3kg thì cả huyện cũng có đến hàng trăm ngàn tấn cà chua đang chín rục ngoài ruộng trong vụ này. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hậu quả này là nông dân không có thông tin về thị trường”. Thật vậy, rau Đà Lạt lúc này không còn là sự độc quyền của người dân Đà Lạt. Thời gian gần đây, không ít giống rau Đà Lạt cũng đã cắm rễ được ở những vùng đất khác như Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Trang, TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ…

Nếu bảo vụ rau Tết này nhà vườn Đà Lạt đánh bạc thì con bạc nhà vườn đó đang thua đậm nhưng không hề dám “khát nước”. Thực tế là như vậy: Hàng loạt vườn rau ở Đà Lạt đang được cày bỏ để chuyển sang trồng hoa. Và, biết đâu chừng, những “con bạc” này tuy không dám “khát nước” trên chiếu bạc rau, và chuyển sang trồng hoa, nhưng thực ra là họ đang chuyển sang một “chiếu bạc” khác?

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm