| Hotline: 0983.970.780

Đã xác định được nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh

Thứ Ba 10/10/2023 , 21:42 (GMT+7)

Hà Tĩnh Cơ quan chuyên môn xác định có 4 thông số về nguồn nước có giá trị không phù hợp để nuôi cá gồm pH, độ mặn, độ kiềm và sắt tổng số.

Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin với Báo Nông nghiệp Việt Nam, cơ quan chuyên môn đã xác định được nguyên nhân khiến khoảng 50 tấn cá nuôi lồng bè của người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà chết đồng loạt.

Cá nuôi lồng bè sắp đến ngày thu hoạch của người dân thôn Sông Hải chết đột ngột khiến bà con trở tay không kịp.

Cá nuôi lồng bè sắp đến ngày thu hoạch của người dân thôn Sông Hải chết đột ngột khiến bà con trở tay không kịp.

“Chúng tôi đã lấy 3 mẫu nước trên sông Nghèn, đoạn dưới cống bara Đò Điểm gửi Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) phân tích. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu như nhiệt độ, lượng oxy hòa tan trong nước… đều có giá trị trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, 4 thông số có giá trị không phù hợp cho nuôi cá gồm: pH, độ mặn, độ kiềm và sắt tổng số”, ông Hoàng nói.

Cụ thể, tại 3 điểm lấy mẫu quan trắc, độ mặn có giá trị thấp; độ kiềm có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép 1,11 lần; hàm lượng sắt tổng số có giá trị cao hơn giới hạn cho phép 1,6 - 2 lần theo quy chuẩn…

Từ những kết quả trên, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc đưa ra khuyến cáo việc độ mặn, độ kiềm thấp và hàm lượng sắt tổng số cao là các điều kiện không phù hợp cho cá sinh trưởng, phát triển.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước cho thấy, 4 thông số có giá trị không phù hợp cho nuôi cá gồm: pH, độ mặn, độ kiềm và sắt tổng số.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước cho thấy, 4 thông số có giá trị không phù hợp cho nuôi cá gồm: pH, độ mặn, độ kiềm và sắt tổng số.

Hàm lượng sắt cao có thể gây cản trở quá trình hô hấp của cá và gây độc, đặc biệt giai đoạn cá đang nhỏ. Giá trị pH ở mức thấp có thể làm gia tăng độc tính của kim loại nặng.

Để khắc phục tình trạng cá chết, ổn định sản xuất, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đề nghị UBND huyện Thạch Hà chỉ đạo UBND xã Thạch Sơn, các hộ nuôi trồng tiếp tục kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

Nếu cần thiết, người dân cần di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước phù hợp; tăng sức đề kháng, thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời, đưa lồng bè lên vệ sinh, phơi lồng, khử trùng.

Sản lượng cá chết tại Thạch Sơn khoảng 50 tấn, ước thiệt hại hàng tỷ đồng. 

Sản lượng cá chết tại Thạch Sơn khoảng 50 tấn, ước thiệt hại hàng tỷ đồng. 

Tạm dừng các hoạt động thả nuôi cá vào thời điểm hiện tại và theo dõi thường xuyên. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường trên sông, vùng nuôi trồng thủy sản, người dân phải báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trước đó, rạng sáng 6/10, hàng chục tấn cá nuôi lồng bè sắp đến ngày thu hoạch của người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn bất ngờ chết trắng khiến người dân không kịp trở tay, ước tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển