| Hotline: 0983.970.780

Đại tá Lê Trọng Nghĩa - Cục trưởng Cục Quân báo tại Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Thứ Ba 26/03/2019 , 08:57 (GMT+7)

Trước mắt tôi, một ông già tuổi 94, quắc thước, đang loay hoay viết lách. Trên bàn làm việc, rải rác những tờ giấy, những trang bản thảo đang dang dở. Ông ngẩng lên nhìn tôi, rồi dừng bút...

Ông là Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Cục trưởng Cục Quân báo tại Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

le-trong-nghi-cd145225174
Đại tá Lê Trọng Nghĩa - 2014 (Ảnh: Kiều Mai Sơn)

Đó là năm 2014. Năm đó, tròn 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đại tá Lê Trọng Nghĩa là vị cục trưởng cuối cùng – đơn vị giữ vai trò cực kỳ quan trọng góp phần làm nên đại thắng. Đáp ứng lời đề nghị của tôi, ông đã kể cho tôi nghe những kỷ niệm về chiến dịch này.
 

Từ rừng sâu ra đường lớn

Ngày 6/12/1953, Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ làm đòn quyết định giành thế chủ động chiến lược xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Xuân 1953-1954. Trước đó, các đơn vị đều khẩn trương chuẩn bị cho trận đánh lớn. Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng; đồng chí Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; đồng chí Đặng Kim Giang, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần... và cả đồng chí Mai Gia Sinh, Tham mưu trưởng Đoàn Cố vấn Trung Quốc đã lên Tây Bắc trước để xúc tiến việc chuẩn bị chiến trường.

Ngày 5/1/1954, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch mới lên đường. Tháp tùng Tổng Tư lệnh, có Cục trưởng Cục Tác chiến Trần Văn Quang và Cục trưởng Cục Quân báo Lê Trọng Nghĩa.

“Từ nơi đóng quân trên chiến khu Việt Bắc thâm u, ra đường cái, tôi bàng hoàng và xúc động trước bao cảnh tượng khác thường: bộ đội hành quân theo xe Mô-lô-tô-va nhập vào lớp lớp dân công đồng bằng, quân dân đông vui sống động tràn ngập các bìa rừng ven đường...” – ông Lê Trọng Nghĩa bồi hồi nhớ lại.

Vừa hành quân, ông vừa tổng hợp các báo cáo từ khắp nơi gửi về, đồng thời liên lạc với ông Cao Pha là Cục trưởng Cục Quân báo. Ông Cao Pha đã có mặt ở Lai Châu để theo dõi chặt mọi động thái chiến trường và âm mưu của địch.

“Lúc này, mọi người sợ nhất là... địch rút khỏi Điện Biên. Trên đường đi tôi thường xuyên nhận được báo cáo của anh Cao Pha cho biết địch vẫn đang củng cố hệ thống phòng thủ, tiếp tục đổ quân và vũ khí xuống thung lũng Mường Thanh... Tôi tổng hợp tình hình, báo cáo cho Anh Văn. Vị Tổng Tư lệnh tỏ ra yên tâm nhưng luôn nhắc cần theo dõi sát sao hơn nữa”.
 

"Kịch tính" trước ngày "N"

Ban đầu, hội nghị chiến dịch được tổ chức tại hang Thẩm Púa (15/1), Bộ chỉ huy chiến dịch định áp dụng cách đánh theo kinh nghiệm của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc “nhất điểm lưỡng diện, mũi nhọn đuôi dài”... Đại đoàn 308 (do Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ chỉ huy) làm chủ công, có sự phối hợp của Đại đoàn 312 (do Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn chỉ huy) tác chiến phối hợp. Dự kiến giải quyết chiến trường trong 3 đêm 2 ngày.

Ngày “N” được xác định là 10 ngày sau đó: ngày 25/1/1954 (lúc đầu định ngày 20, nhưng sợ không đủ thời gian triển khai pháo). Sau hội nghị, mọi người phấn khởi. Các đơn vị được lệnh sẵn sàng chiếm lĩnh trận địa xuất phát. Các cấp chỉ huy đều xuống đơn vị để đốc chiến.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa phân tích: “Vào thời điểm ấy, phải nói rằng, phương án tác chiến lấy phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” đã được bộ phận chuẩn bị chiến trường như anh Hoàng Văn Thái và cố vấn Mai Gia Sinh chuẩn bị rất chu đáo và hoàn toàn thống nhất đề nghị với Bộ chỉ huy mặt trận. Anh Văn cũng như cố vấn Vi Quốc Thanh chấp thuận. Nhưng với Anh Văn là người có quan điểm thực tiễn rất cao nên vẫn tỉnh táo theo dõi các động thái tiếp theo của tình hình”.

Trong vòng 10 ngày tiếp theo (từ 15/1 đến 25/1/1954), biết bao diễn biến bất ngờ làm đảo lộn mọi kế hoạch đã diễn ra, mà bây giờ người ta hay gọi là “đầy kịch tính”.

Ngày 19/1/1954, tình báo ta nhận được tin Pháp huy động lực lượng dự bị chiến lược ở Bắc Bộ điều vào Nam Trung Bộ để ngày 20/1 mở chiến dịch Atlande đánh vào Tuy Hòa. Từng mốc thời gian ngày tháng dù đã 60 năm trôi qua nhưng vị Cục trưởng Quân báo vẫn nhớ chính xác, tỉ mỉ.

“Tôi phán đoán rằng Navarre khi nhận được tin “Sư đoàn thép” 308 đã kéo lên Tây Bắc và ông ta tin rằng lực lượng đáng e ngại nhất ấy sẽ bị kẹt ở vùng rừng núi đó. Do vậy, Pháp có thể rút một bộ phận quân cơ động quan trọng ở đồng bằng tung đòn tiến công vào vùng tự do ở Khu 5 theo phương án đã định trong Kế hoạch Navarre.

le-trong-nghi-1954145224875
Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (Đại tá Lê Trọng Nghĩa, thứ 2 từ phải sang)

Sáng ngày 20/1, hội ý với anh Trần Văn Quang xong, hai chúng tôi trực tiếp báo cáo với Đại tướng Tổng Tư lệnh về chiến dịch này. Thời điểm đó ta đang chuẩn bị “đánh nhanh”. Chỉ còn ít ngày là nổ súng, địch dồn tất cả lực lượng vào Át-lăng, có nghĩa ít nhất cũng phải mất hai tháng, đủ thời gian cho ta “xơi” Điện Biên Phủ. Tin tức ấy làm mọi người phấn khởi vì Pháp sẽ phải sa lầy 2/3 lực lượng cơ động và một lực lượng không quân quan trọng vào chiến trường Khu 5 ít ra từ 1 đến 2 tháng”.

Nhưng chỉ ngày hôm sau, 21/1, Cục trưởng Lê Trọng Nghĩa nhận được tin tức mới: “Địch biết rõ kế hoạch của ta đánh Điện Biên Phủ”.
Sau khi tập hợp tin tức tình báo cả đêm, ông đến trực tiếp báo cáo với Tổng Tư lệnh, về chuyện địch biết tương đối chính xác kế hoạch tấn công của ta vào ngày 25/1, nên đã ra lệnh báo động và có kế hoạch đối phó: Trong ngày 23 Navarre sẽ cho thả 1 tiểu đoàn dù chốt giữa Mường Thanh và Hồng Lếch, ngay trước mũi Đại đoàn 308; đồng thời một binh đoàn cơ động của viên đại tá Crève Coeur chỉ huy, từ Mường Khoa (Thượng Lào) lại hành quân về hướng Đại đoàn 308 bất ngờ tập hậu khi ta nổ súng.

“Tôi vội vàng cùng anh Trần Văn Quang đến gặp Anh Văn. Đại tướng nghe báo cáo, không phải đã tin ngay. Một cái rất đặc biệt là ông ra lệnh kiểm tra lại tin này. Trực tiếp tôi phải xác định lại tin này, không được qua báo cáo nữa. Bên Cục Bảo vệ, ông Phạm Kiệt cũng phải trực tiếp kiểm tra tin từ tù binh bị bắt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng trực tiếp xuống tận lán của tình báo kỹ thuật, yêu cầu người thu được tin địch biết động thái của ta giải thích. Trong các chiến dịch lớn, không bao giờ Tổng Tư lệnh lại đi kiểm tra trực tiếp một chuyện nhỏ như thế!

Tôi ra sát Điện Biên Phủ, dùng ống nhòm và tai nghe để kiểm tra tình hình, thấy nó vẫn đang nhảy dù xuống. Đến chiều, tôi tổng hợp và báo cáo lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi lại khẳng định là địch đã biết rõ kế hoạch của ta và có kế hoạch cụ thể để đối phó. Tôi nhấn mạnh về việc kế hoạch của ta đã bị lộ, Anh Văn điềm tĩnh lắng nghe, không kết luận gì, chỉ nói: “Báo cáo thế là được rồi”. Anh suy nghĩ rồi nghiêm khắc yêu cầu tôi phải tuyệt đối giữ bí mật, không được để lộ tin tức cho bất kỳ ai, khỏi làm xao xuyến lòng quân, nhất là với cố vấn. Các ông cố vấn vẫn luôn xuống chỗ tôi hỏi han tình hình.

Sau này tôi biết rằng Anh Văn đã nung nấu suy nghĩ trong nhiều ngày trước đó và đã dự cảm về sự không đảm bảo chắc thắng của phương châm đánh nhanh thắng nhanh. Anh Văn lấy tình huống mới xuất hiện để tìm cách hoãn binh, để có thêm thời gian cân nhắc”.

Đảng ủy Mặt trận được triệu tập gấp. Các đồng chí Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Lê Thiết Hùng, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Trần Độ, Lê Quảng Ba... từ trận địa trở về. Cuộc họp kéo dài và đi đến thống nhất hoãn thêm 1 ngày, tức là ngày 26/1. Đến 11 giờ trưa ngày 26, chỉ 6 tiếng trước giờ nổ súng, một mệnh lệnh lịch sử được phát ra từ Bộ chỉ huy chiến dịch: Hoãn cuộc tiến công, giãn quân và rút pháo khỏi trận địa trở về địa điểm tập kết.

Đại tá Lê Trọng Nghĩa (1921 – 2015) tên thật là Đoàn Xuân Tín, quê tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Ông học trường Đại học Luật Đông Dương, tham gia chỉ đạo giành chính quyền tại Hà Nội trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đại biểu Quốc hội khóa I (1946). Đại tá Lê Trọng Nghĩa đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Quân đội: Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng (1946), Cục trưởng Cục Quân báo…

 

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm