| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo 100% nước sạch sau lũ

Thứ Sáu 29/10/2010 , 10:45 (GMT+7)

Cơn lũ lịch sử xảy ra tại Hà Tĩnh nói chung và huyện Đức Thọ nói riêng đã cướp đi sinh mạng nhiều người dân vô tội, nhấn chìm 27/28 xã với hơn 20 nghìn hộ dân ngập nặng, trong đó có 180 nhà dân bị hư hỏng hoàn toàn…

Ước tính thiệt hại ban đầu trên 100 tỷ đồng. Với tinh thần chỉ đạo sau lũ kiên quyết không để dân đói, rét, nước lũ rút đến đâu chỉ đạo địa phương xử lý môi trường đến đó, vì vậy đến nay có thể nói Đức Thọ là một trong những đơn vị đầu tiên đảm bảo nguồn nước sạch 100% cho người dân các vùng ngập lũ sử dụng.

Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm cho biết: "Ngay sau khi lũ rút huyện đã trích ngân sách mua gần 30 tấn mì tôm, hàng nghìn chai nước khoáng phối hợp cùng với các nhà hảo tâm cấp phát cho nhân dân chống đói, chống khát; huyện cũng đánh giá thiệt hại về kinh tế, nông nghiệp để có phương án hỗ trợ giúp dân sửa sang lại nhà cửa, khôi phục sản xuất bằng vụ đông muộn; đặc biệt, huyện tập trung cao vào công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh sau lũ. Vì vậy đến nay, những xã nước lũ rút thì từ nhà dân ra tới đường làng ngõ xóm đều đã sạch sẽ, có nguồn nước sạch sử dụng".

Theo lời chỉ dẫn của ông Hàm, chúng tôi vượt cầu Thọ Tường sang vùng rốn lũ xã Trường Sơn nằm ngoài khu vực đê La Giang. Trường Sơn là một trong những xã ngập lũ nặng nhất của huyện Đức Thọ với 1.838/2.142 hộ bị ngập, hàng chục ngôi nhà; đường giao thông, công trình thuỷ lợi, hoa màu bị hư hỏng nặng…Vừa đến đầu xã, chúng tôi thấy đoàn cán bộ của Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện và các địa phương đang phân ra từng nhóm nhỏ đến các hộ gia đình hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường và xử lý nước sạch sau lũ.

Ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, cho biết: "Tính đến nay chúng tôi đã cấp cho 27/28 xã, thị trấn của huyện trên 1 tấn bột, 40 nghìn viên hoá chất Cloramin B; 80 nghìn viên khử khẩn làm sạch nước Aquatabs; hơn 2 tạ phèn chua; 1 nghìn viên kháng sinh Ciprofloxacin cùng hàng chục cơ số thuốc và các vật dụng khác phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường và nước sạch... Đồng thời, phát các tờ rơi, cử cán bộ Trung tâm xuống tận nhà dân hướng dẫn họ cách xử lý môi trường xung quanh nhà cửa, giếng nước, chuồng trại chăn nuôi…theo đúng quy trình”.

Còn Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thái Học bày tỏ: "Sau lũ mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện nên đến nay việc cứu đói cho dân, xử lý môi trường sau lũ chúng tôi đã thực hiện đạt trên 90%. Đặc biệt, về nước sạch, 100% các giếng nước ở các hộ gia đình ngập lũ đều đã được xử lý đảm bảo đủ nước sạch cho người dân sử dụng, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra".

Bà Trần Thị Đồng, xóm Vạn Phúc Đông, xã Trường Sơn nói: “Hai cơn lũ lên cao ngập hết cả nóc nhà, toàn bộ các giếng nước bị bồi lấp, vẩn đục một màu đỏ. Lũ rút nước uống, nước sinh hoạt không có đành phải múc nước lũ lên gạn bớt cát, bùn mà uống, mà tắm rửa. Cũng may chính quyền và ngành y tế cấp thuốc, hướng dẫn dân chúng tôi xử lý nước kịp thời mà sinh hoạt chứ để dùng nước lũ vài hôm nữa chắc chắn không chết vì trôi lũ thì chúng tôi cũng chết vì khát, vì bệnh tật. Cảm ơn chính quyền và ngành y tế đã đem nước sạch về cho chúng tôi”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm