| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo hài hòa khi tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản ở Cát Bà

Thứ Sáu 06/08/2021 , 13:39 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Việc tháo dỡ lồng bè nuôi trồng thủy sản ở Cát Bà để tạo cảnh quan và nâng tầm du lịch là cần thiết nhưng cần linh hoạt, hài hòa.

Nâng tầm du lịch Cát Bà

UBND TP Hải Phòng sẽ đề xuất HĐND ban hành Nghị quyết quy định các nội dung hỗ trợ cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản ở Cát Bà khi tháo dỡ phục vụ cho xây dựng phát triển TP Cảng trong kỳ hợp tới đây.

Theo đó, Hải Phòng dự kiến sẽ hỗ trợ vật kiến trúc ở mức 19.857.983 đồng/nhà chòi, hỗ trợ mức 4.836.000 đồng/ô lồng nuôi cá và hỗ trợ mức 89.008 đồng/m2 với giàn nuôi nhuyễn thể.

Người dân nuôi cá lồng bè tại Cát Bà. Ảnh: Huy Cầm.

Người dân nuôi cá lồng bè tại Cát Bà. Ảnh: Huy Cầm.

UBND huyện Cát Hải đã có văn bản gửi Sở NN-PTNT, Sở Công thương và Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc hỗ trợ tiêu khoảng thụ khoảng 2,2 nghìn tấn cá và khoảng 4,3 nghìn tấn nhuyễn thể tại các lồng bè ở Cát Bà trong quá trình thực hiện đề án cắt giảm, di chuyển, tháo dỡ cơ sở nuôi trông thủy sản.

Với sản phẩm nuôi, đối với các ô lồng nuôi cá tháo dỡ trước ngày 1/1/2022 dự kiến được hỗ trợ 25.000 đồng/1m3, còn các hộ tháo dỡ từ 1/1/2022 đến hết 31/12/ 2022 sẽ được hỗ trợ 12.500 đồng/1m3.

Đối với sản phẩm nuôi là nhuyễn thể, sẽ hỗ trợ đối với các giàn nuôi nhuyễn thể tháo dỡ trước 1/1/2022 là 12.500 đồng/1 m2.

Bên cạnh đó, TP Hải Phòng cũng dự kiến sẽ hỗ trợ người dân ổn định đời sống đối với thành viên hộ gia đình là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản bị tháo dỡ với tổng mức kinh phí hơn 68 tỷ đồng.

Các đối tượng được hỗ trợ là những hộ dân đã sinh sống trên các cơ sở nuôi trồng thủy sản trước 1/7/2021, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 6.480.000 đồng.

Hiện tại, đang có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở nuôi, tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận.

Trong đó, các cơ sở nuôi có chủ cơ sở là người có hộ khẩu Hải Phòng là 371 cơ sở, còn 69 cơ sở có chủ người các địa phương khác. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Việc giảm thiểu số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản ở Cát Bà nhằm tạo cảnh quan cho các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, thu hút khách du lịch và từng bước xây dựng Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thiên nhiên thế giới.

Việc giảm thiểu lồng bè nuôi thủy sản được TP Hải Phòng cho biết là để nâng tầm du lịch Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Việc giảm thiểu lồng bè nuôi thủy sản được TP Hải Phòng cho biết là để nâng tầm du lịch Cát Bà. Ảnh: Đinh Mười.

Đảm bảo hài hòa

Về việc hỗ trợ cho các hộ nuôi thủy sản lồng bè ở Cát Bà, thông tin từ chính quyền TP Hải Phòng cho biết, Luật Thuỷ sản năm 2017 mới chỉ có quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh.

Trên thực tế, chưa có quy định cụ thể về cơ chế hỗ trợ đối với việc cắt giảm các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không được giao, không được cho thuê mặt nước biển, khu vực biển cũng như các trường hợp thu hồi khác quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thuỷ sản năm 2017.

Trong khi đó, các hộ nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà đều chưa được cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

Do vậy, căn cứ các quy định hiện hành và trên cơ sở khảo sát, tính toán, xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, UBND TP Hải Phòng đã đề xuất mức hỗ trợ như trên cho các hộ dân.

Qua tìm hiểu của Báo NNVN, các hộ dân cơ bản đồng thuận chủ trương của TP Hải Phòng nhưng phải trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân ở 3 khía cạnh.

Mộtngười dân tỏ ra dân lo lắng về kế sinh nhai trong giai đoạn sau khi lồng bè bị tháo dỡ. Ảnh: Đinh Mười.

Mộtngười dân tỏ ra dân lo lắng về kế sinh nhai trong giai đoạn sau khi lồng bè bị tháo dỡ. Ảnh: Đinh Mười.

Thứ nhất, đây là công việc làm ăn từ trước đến giờ của hàng trăm hộ dân, hộ nhiều thì nuôi 5-7 công nhân, hộ ít thì 2-3 công nhân, nếu tháo dỡ lồng bè thì cần tạo công ăn việc làm cho người dân sau đó để có kế sinh nhai.

Thứ 2, việc tháo dỡ lồng bè thì cần thông báo sớm kế hoạch, thời gian cụ thể, rồi người dân sẽ chuyển đi đâu và làm gì. Và cuối cùng là cần giúp người dân tiêu thụ hàng nghìn tấn thủy sản nuôi cho người dân, cũng như đền bù cơ sở vật chất thỏa đáng.

“Gia đình tôi được khuyến khích ra đây phát triển kinh tế và còn được huy chương, giấy khen... Tôi có khoảng 150 ô nuôi cá, mỗi ô đầu tư hết khoảng 15 triệu đồng. Tiền đầu tư vào đây là vay ngân hàng cả, nếu tháo dỡ thì chúng tôi hết đường sinh sống nên cần phải thỏa thuận đền bù thỏa đáng chứ không thể nói là hỗ trợ được”, ông Đinh Như Đang – hộ dân nuôi thủy sản trên lồng bè ở Cát Bà từ năm 2000 bộc bạch.

Nhiều hộ dân nuôi thủy sản lồng bè ở Cát Bà đồng thuận với chủ trương nhưng phải đảm bảo lợi ịch hợp pháp cho họ. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều hộ dân nuôi thủy sản lồng bè ở Cát Bà đồng thuận với chủ trương nhưng phải đảm bảo lợi ịch hợp pháp cho họ. Ảnh: Đinh Mười.

Như vậy, có thể thấy rằng, về quy định pháp luật thì chính quyền địa phương đang làm đúng theo căn cứ, có cơ sở pháp lý nhưng khi áp dụng vào thực tế đã có phản ứng từ những người có quyền lợi liên quan trực tiếp.

Được biết, Hải Phòng đã có kế hoạch phát triển Cát Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế, trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của miền Bắc.

Trong đó, đã đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long sẽ trở thành trung tâm du lịch quốc tế và đây cũng là lộ trình xây dựng và phát triển TP Hải Phòng như Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Do vậy, việc giảm thiểu lồng bè nuôi trồng thủy sản đang khá dày đặc trên các vịnh của Cát Bà là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình triển khai, cơ quan chức năng cần linh hoạt và có chính sách hợp lý, hài hòa, tránh thiệt thòi cho người dân, nhất là những người đã gắn bó lâu năm, có công khai phá, phát triển kinh tế nơi biển đảo.

Liên quan đến vấn đề này, UBND TP Hải Phòng cũng đã giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND huyện Cát Hải Nghiên cứu thấu đáo việc di dời lồng bè, ô nuôi trồng thủy sản tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, bảo đảm các điều kiện để quần đảo Cát Bà được UNESCO xét, công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Mặt khác, nhanh chóng hoàn thiện Đề án cơ chế hỗ trợ thực hiện cắt giảm, di chuyển cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải để trình tại Kỳ họp thứ 2 HĐND TP Hải Phòng khóa XVI.

Xem thêm
Làng nghề nuôi cá giống Hội Am thắng lớn ngày ông Táo

HẢI PHÒNG Do sức mua tăng nên người dân nuôi cá chép giống phục vụ ngày ông Táo ở làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo thắng đậm.

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất