| Hotline: 0983.970.780

Dân bản Sa Ná hưởng lợi từ dự án không còn nạn đói

Thứ Tư 22/09/2021 , 12:03 (GMT+7)

Dân bản Sa Ná được Dự án không còn nạn đói cung cấp gà giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Sau 6 tháng, mô hình phát triển tốt và đang được nhân rộng.

Sau trận lũ quét lịch sử, dân bản Sa Ná rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Ảnh: VD.

Sau trận lũ quét lịch sử, dân bản Sa Ná rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Ảnh: VD.

Bài liên quan

Bản Sa Ná thuộc vùng biên giới đặc biệt khó khăn của xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Với trên 90% dân số sống bằng nghề sản xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế của dân bản Sa Ná chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ thuộc các chương trình 135, 30a của Chính phủ. 

Chịu thiệt hại lớn về người và của trong trận lũ quét xảy ra những ngày cuối tháng 8/2019, kinh tế và sinh kế của dân bản Sa Ná bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn lương thực, thực phẩm dinh dưỡng cho người dân thiếu hụt.

Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Quan Sơn, cả bản có 60/78 hộ thiếu hụt các loại thực phẩm.

Trong khi đó, các chương trình chăm sóc sức khỏe/dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, nước sạch vệ sinh môi trường được triển khai, thực hiện nhưng còn thiếu so với nhu cầu. Tỷ lệ Suy dinh dưỡng của trẻ em trong bản còn cao, phụ nữ mang thai thiếu chất dinh dưỡng cần thiết còn nhiều, tỷ lệ trẻ được ăn khẩu phần đa dạng còn thấp...

Do sống ở vùng biên giới, dân bản Sa Ná thiếu tiếp cận về thực phẩm. Nguồn thực phẩm tại chỗ thiếu so với nhu cầu, không có điều kiện chế biến và bảo quản phù hợp… Nhận thức của dân bản cũng chưa đúng, chưa đủ về dinh dưỡng như thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng, tập quán văn hóa hạn chế.

Sau 6 tháng triển khai, mô hình nuôi gà bán chăn thả tại bản Sa Ná thuộc Chương trình Không còn nạn đói đã cho kết quả khả quan và dân bản đang nhân rộng. Ảnh: VD.

Sau 6 tháng triển khai, mô hình nuôi gà bán chăn thả tại bản Sa Ná thuộc Chương trình Không còn nạn đói đã cho kết quả khả quan và dân bản đang nhân rộng. Ảnh: VD.

Trước tình hình đó, năm 2020, Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa chọn Sa Ná làm điểm triển khai mô hình “Nông nghiệp dinh dưỡng” trong khuôn khổ Chương trình hành động “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025”. Phòng NN-PTNT huyện Quan Sơn được giao triển khai mô hình này với tổng kinh phí thực hiện 725.000.000 đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 350.000.000 đồng, người dân đối ứng 375.000.000 đồng.

Dự án này đã hỗ trợ dân bản Sa Ná 4.590 con gà ri Hòa Bình 25 - 30 ngày tuổi (hộ nghèo 85 con/1 hộ; hộ cận nghèo 68 con/1 hộ). Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ 3.390kg thức ăn hỗn hợp; 18.360 liều vacxin các loại; 120 lít hoá chất sát trùng.

Với địa hình miền núi rộng lớn, nhiều lợi thế, dự án hỗ trợ người dân hướng đến phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

Đại diện phòng NN-PTNT huyện Quan Sơn cho hay, dự án không chỉ đơn thuần hỗ trợ giống gà, vật tư chăn nuôi mà quan trọng hơn là hướng tới nâng cao nhận thức cho người dân trong quá trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xóa đói nghèo, cải thiện dinh dưỡng. Vùng miền núi có diện tích đất trống xung quanh nhà rất lớn nên đây là lợi thế để chăn thả các loài vật nuôi, khai thác sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sinh kế, nhằm bổ sung nguồn thức ăn hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng; giúp người dân giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Dự án sẽ giúp cuộc sống bà dân bản Sa Ná sẽ từng bước ổn định, giảm nghèo nhanh và bền vững; nâng cao thu nhập cho người dân và tạo việc làm thường xuyên cho lao động nông nhàn. Điều này cũng sẽ giúp gợi mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế hộ; áp dụng các biện pháp KHKT mới vào trong chăn nuôi làm thay đổi thói quen, ý thức, tập quán cũ, lạc hậu kém hiệu quả.

Bản Sa Ná đã hồi sinh nhờ các chương trình dự án hỗ trợ. Ảnh: VD.

Bản Sa Ná đã hồi sinh nhờ các chương trình dự án hỗ trợ. Ảnh: VD.

“Điều quan trọng nhất trong dự án này là tạo ra phương thức đảm bảo sinh kế; đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, bổ sung nguồn thức ăn hàng ngày, đáp ứng đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc của người dân. Thường ngày, dân bản còn gây thất thoát hoặc lãng phí lương thực, thực phẩm và chưa biết tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để phát triển chăn nuôi. Sau dự án, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được nhiều mục đích”, ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Quan Sơn cho biết.

Cũng theo ông Sinh, qua công tác hướng dẫn triển khai, thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kiểm tra, sau 6 tháng gà đã sinh trưởng phát triển tốt và đang trong thời gian đẻ trứng. Các hộ có đủ thực phẩm hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng; nhất là góp phần giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em trong thôn bản. Phần lớn các hộ dân trong bản đã tăng năng suất và thu nhập; không còn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm.

Chương trình hành động “Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025” đã tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân thôn bản, từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững. Thực tế cho thấy, mô hình phát triển tốt, phù hợp với điều kiện của người dân và địa phương và trên đà nhân rộng.

                                                      

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.