| Hotline: 0983.970.780

Dân đã hiến đất làm đường, vẫn không bồi thường tài sản trên đất?

Thứ Hai 24/06/2024 , 07:00 (GMT+7)

NGHỆ AN Triển khai thi công rầm rộ gần 2 năm rồi nhưng công tác đền bù GPMB xoay quanh tuyến đường giao thông quy mô 70 tỷ đồng của UBND huyện Quỳ Hợp… chưa hoàn tất.

UBND huyện Quỳ Hợp là chủ đầu tư của tuyến đường giao thông liên huyện với mức kinh phí lên đến 70 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Linh. 

UBND huyện Quỳ Hợp là chủ đầu tư của tuyến đường giao thông liên huyện với mức kinh phí lên đến 70 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Linh. 

Ngày 1/12/2021 UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình đường giao thông liên huyện, kéo từ bản Choọng – bản Bồn xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp đến xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ.

Đây là dự án nhóm C, thuộc công trình giao thông đường bộ cấp IV, do UBND huyện Quỳ Hợp làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 70 tỷ đồng. Trong đó nguồn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn chiếm đến 65 tỷ, số còn lại huyện tự đối ứng.

Hơn 100 hộ dân tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp bị ảnh hưởng bởi dự án này. Ảnh: Việt Khánh.

Hơn 100 hộ dân tại xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp bị ảnh hưởng bởi dự án này. Ảnh: Việt Khánh.

Trao đổi với Nông nghiệp Việt Nam, ông Cao Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Châu Lý khẳng định địa phương được thụ hưởng nhiều quyền lợi từ dự án đường giao thông trọng điểm, khi thông tuyến sẽ mở ra cơ hội lớn giúp người dân thông thương thuận lợi, qua đó tập trung phát triển KT-XH: “Tuyến đường có chiều dài trên 11 km, khi hoàn thành sẽ rút ngắn đáng kể thời gian so với quãng đường cũ (dài trên dưới 80 km - PV), thấy lợi nên bà con đồng lòng ủng hộ, tự nguyện hiến đất, mở đường, đây thực chất là dự án “không đồng” về mặt giải phóng mặt bằng (GPMB). Công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong là đơn vị đảm nhiệm thi công độc lập, quá trình thực hiện họ còn hỗ trợ vật liệu, chủ động điều phương tiện, máy móc san nền giúp dân…”

Dự án đã triển khai thi công được gần 2 năm nhưng công tác GPMB vẫn chưa hoàn tất. Ảnh: Ngọc Linh. 

Dự án đã triển khai thi công được gần 2 năm nhưng công tác GPMB vẫn chưa hoàn tất. Ảnh: Ngọc Linh. 

Nắm bắt diễn biến thực tế thì những lời chia sẻ từ ông Cao Văn Thái chỉ sát một phần. Dự án này liên quan đến hơn 100 hộ dân của xã Châu Lý, chính thức khởi công từ tháng 12/2023 (Ban quản lý dự án đầu tư huyện Quỳ Hợp thông tin – PV), đến nay đã qua gần 2 năm nhưng công tác đền bù GPMB vẫn chưa hoàn tất. Hỏi ra mới biết một số hộ tại bản Choọng vẫn chưa “ưng bụng” do nguyện vọng của họ chưa được Chủ đầu tư xem xét.

Khi đề cập đến khía cạnh này lãnh đạo xã Châu Lý mới thừa nhận những khó khăn, vướng mắc. Theo đó, hàng loạt hạng mục công trình của người dân (bờ rào, cổng chào…) bị ảnh hưởng bởi dự án là có thật, ngoài ra là áp lực chất chồng trong quá trình hạ độ cao của dốc Phi Lửa: “Dự án làm theo phân khúc, khúc nào thuận lợi thì làm trước chứ không triển khai dưới dạng cuốn chiếu”, ông Thái nói.

Có những lo ngại nhất định từ quá trình thi công. Ảnh: Ngọc Linh.

Có những lo ngại nhất định từ quá trình thi công. Ảnh: Ngọc Linh.

Đảm nhận một phần nội dung chuyên môn, ông Cao Văn Khoa, công chức địa chính xã Châu Lý chia sẻ thêm, một vài hộ liên đới mong muốn được hỗ trợ một phần kinh phí do ảnh hưởng từ quá trình thi công, vừa rồi huyện cũng cử đoàn tiến hành đo đạc, có điều mức độ thế nào thì xã không nắm rõ. Chỉ biết dự án này không có kinh phí hỗ trợ, chủ trương vận động nhân dân là chính.

Nằm trong danh sách chưa thống nhất phương án GPMB là hộ anh Vi Văn Bách, trú tại bản Choọng. Thực tế tuyến đường giao thông liên huyện đã “lấn” sát tận móng nhà, đồng nghĩa diện tích tổng thể của gia đình bị thu hẹp đáng kể. Dù thiệt đơn thiệt kép nhưng trước sau anh Bách vẫn giữ tư tưởng khá nhã nhặn: “Tôi cũng như số đông đều ủng hộ chủ trương mở đường nên sẵn sàng hiến một phần đất, tuy nhiên tài sản hiện hữu trên đó do chúng tôi tự bỏ kinh phí ra làm, vì thế Nhà nước cần đánh giá khách quan nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ để làm lại”.

Công tác bảo quản vật liệu xây dựng cũng rất sơ sài. Ảnh: Việt Khánh.

Công tác bảo quản vật liệu xây dựng cũng rất sơ sài. Ảnh: Việt Khánh.

Bà Lô Thị Dương, sống ngay cạnh kề cũng chung tư tưởng: “Cả tuyến còn sót mỗi khúc này chưa hoàn tất công tác GPMB thôi, gia đình chỉ đồng ý hiến đất còn tài sản trên đất thì chủ đầu từ phải có phương án hỗ trợ chứ. Đây là nguyện vọng chính đáng, các hộ đã nhiều lần nêu ý kiến nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi chính thức”.

Nhận thấy thông tin bất nhất, PV đã liên hệ với Ban quản lý dự án đầu tư huyện Quỳ Hợp (gọi tắt là Ban A huyện Quỳ Hợp) nhằm nắm rõ thực hư. Qua làm việc, cán bộ chuyên ngành khẳng định công trình đường giao thông liên huyện, kéo từ Bản Choọng – Bản Bồn xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp đến Tân Hợp, huyện Tân Kỳ có xây dựng kinh phí bồi thường GPMB là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ nhân dân đồng thuận nên dự kiến chỉ phải chi tối đa 500 – 700 triệu, công đoạn này tầm 1 – 2 tháng sẽ hoàn tất (?!)

Sắt, thép có dấu hiệu hoen, gỉ. Ảnh: Ngọc Linh.

Sắt, thép có dấu hiệu hoen, gỉ. Ảnh: Ngọc Linh.

Quan sát tổng thể thấy rằng toàn tuyến triển khai thiếu đồng bộ, nhiều điểm thiếu hệ thống biển báo an toàn; nguồn gốc đất đắp chưa đạt độ K theo yêu cầu phê duyệt; công tác bảo quản vật liệu xây dựng chưa tốt, sắt thép bị hoen, gỉ...

Đại diện Ban A huyện Quỳ Hợp cho hay: "Dự án được phép tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Trước đây đã có lần nhắc nhở nhà thầu lưu ý những mặt thiếu sót. Trên cơ sở thông tin tiếp nhận sẽ trao đổi với đơn vị thi công để kịp thời chấn chỉnh (nếu có)”.

Công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong độc lập thi công tuyến đường này. Ảnh: Ngọc Linh.

Công ty CP xây dựng hạ tầng Đại Phong độc lập thi công tuyến đường này. Ảnh: Ngọc Linh.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất