| Hotline: 0983.970.780

Dừng sử dụng vật liệu chưa đảm bảo môi trường để san lấp

Thứ Sáu 07/06/2024 , 06:35 (GMT+7)

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang vừa có công văn yêu cầu tăng cường xử lý tình trạng sử dụng vật liệu san lấp mặt bằng chưa đảm bảo về môi trường.

Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn thị xã Cai Lậy và huyện Tân Phước xuất hiện tình trạng sử dụng loại vật liệu san lấp mặt bằng có màu đen, mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Trong bùn thải này lẫn nhiều tạp chất và có mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: MĐ.

Trong bùn thải này lẫn nhiều tạp chất và có mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: MĐ.

Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, kết quả rà soát, sơ bộ địa bàn thị xã Cai lậy hiện có 15 điểm tập kết, san lấp và địa bàn huyện Tân Phước có 3 bãi tập kết và 8 điểm san lấp. Đặc điểm chung của loại vật liệu san lấp này có màu đen, mịn, tơi xốp, thành phần chủ yếu là đất và lẫn một số tạp chất (nhựa, cao su..) và có mùi hôi.

Bước đầu xác định loại vật liệu này là bùn thải không nguy hại, đã qua quá trình xử lý được sử dụng làm nền trồng cây cảnh quan, không có các kim loại nặng, nằm trong ngưỡng cho phép (của QCVN 03-MT:2005/BTNMT) về đất nông nghiệp.

Bùn thải này có nguồn gốc từ Nhà máy xử lý Bùn thải Sài Gòn Xanh, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (ấp 1, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Nhà máy này thuộc Công ty TNHH CNSH Sài Gòn Xanh (trụ sở chính 127, Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Theo bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của Công ty TNHH CNSH Sài Gòn Xanh, bùn thải này được xác định là đất công trình loại 2 và hiện là sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vật liệu san lấp này bị người dân phản ánh đang gây ô nhiễm môi trường về mùi hôi. Hiện, ngành chức năng của địa phương đang tiếp tục xác minh, làm rõ nguồn gốc, tính chất của loại vật liệu san lấp này làm cơ sở xử lý theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang yêu cầu dừng sử dụng loại vật liệu không rõ nguồn gốc, có mùi hôi để san lấp. Ảnh: MĐ.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang yêu cầu dừng sử dụng loại vật liệu không rõ nguồn gốc, có mùi hôi để san lấp. Ảnh: MĐ.

Trước tình hình đó, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do loại vật liệu san lấp này gây ra Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường rà soát, theo dõi, giám sát nhằm phát hiện, kiểm tra và xử lý kịp thời, không để xảy ra các trường hợp san lấp mặt bằng bằng vật liệu san lấp không rõ nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường.

Trường hợp phát hiện thì đề nghị các cơ sở, hộ cá nhân dừng ngay việc tập kết, sử dụng loại vật liệu này để san lấp mặt bằng đến khi có kết quả xác minh, làm rõ của ngành chức năng.

Các vấn đề phát sinh kịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý và sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình thực hiện.

Được biết, tại địa bàn thị xã Cai Lậy có đoàn xe tải gắn logo 39 chở đất thải “lạ” có mùi hôi đến bán với giá từ 160-180 nghìn đồng/khối, phục vụ nhu cầu san lấp mặt bằng tại nhiều vị trí gây ô nhiễm môi trường khiến người dân rất bức xúc. Một số thời điểm đoàn xe này chở quá tải, làm rơi vãi vật liệu này xuống mặt đường. Làm việc với chính quyền và các ngành chức năng thị xã Cai Lậy, các trường hợp này chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc mua bán đất thải “lạ” này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm