| Hotline: 0983.970.780

Dân khát bên sông Ba

Thứ Tư 31/10/2012 , 11:09 (GMT+7)

Hai năm trở lại đây, người dân ven sông Ba (tỉnh Gia Lai) phải sống cùng với mùi hôi thối do nước tù đọng, rác thải và xác chết động vật bốc lên từ dòng sông.

Hai năm trở lại đây, người dân ven sông Ba (tỉnh Gia Lai) phải sống cùng với mùi hôi thối do nước tù đọng, rác thải và xác chết động vật bốc lên từ dòng sông. Trầm trọng hơn, nguồn nước ở đây đang khô cạn và bị ô nhiễm nặng nên bà con đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt (NSH) và bệnh tật “gõ cửa”.

Vượt 30 km để tìm nước sinh hoạt

Do nguồn nước sông Ba bị ô nhiễm nên người dân sống ở TX An Khê phải vào huyện Kbang -thượng nguồn sông Ba lấy nước về dùng để đảm bảo sức khỏe. Suốt gần 2 năm qua, kể từ ngày dòng sông Ba bị Thủy điện An Khê - Ka Nak tích nước chặn dòng rồi nhiều Cty, nhà máy xả thải xuống lòng sông gây ô nhiễm nguồn nước, hằng ngày người dân TX An Khê phải vượt đoạn đường gồ ghề gần 30 km để đi lấy nước về dùng, đây là một chặng đường gian nan và vất vả.

Chị Nguyễn Thị Thu Ba, một người dân sống ở phường An Phú (TX An Khê) khệ nệ xách can nước vừa đi chở về đổ vào phuy nước lớn ở trong góc bếp. Thấy chúng tôi vào tìm hiểu, chị vừa thở dốc vừa chia sẻ: “Người dân vùng này khổ lắm các chú à, không biết đến bao giờ tôi mới hết cảnh phải hằng ngày vượt mấy chục cây số đi chở nước. Lấy về không được nhiều nên dùng rất dè dặt, chỉ để uống chứ không giám tắm giặt”.


Người dân TX An Khê “cõng” nước từ huyện Kbang về

Để có nguồn NSH hợp vệ sinh và đảm bảo cho sức khỏe, bà con nơi đây đã tìm nguồn nước phù hợp. Nhiều gia đình may mắn có điều kiện kinh tế khá giả thì họ mua nước đóng bình về để dùng hoặc đào giếng lấy nước. Tuy nhiên, đa phần người dân không có điều kiện nên đành chọn phương pháp “thủ công” là vượt những chặng đường dài “cõng” nước về sinh hoạt.

Hàng xóm chung vách với gia đình chị Ba là chị Vân Anh ngao ngán tâm sự với chúng tôi: “Từ khi phát hiện ra nước máy cũng bị ô nhiễm, tôi phải bỏ tiền ra mua nước bình về dùng, mỗi ngày cả nhà dùng tiết kiệm lắm cũng hết 4 bình nước đóng chai để ăn uống và sinh hoạt. Trước đây mỗi bình chỉ 10.000 đồng, giờ tăng lên 16.000 đồng/bình rồi. Xót tiền lắm các chú à”.

Cùng chung cảnh ngộ với người dân ở TX An Khê còn có hàng trăm hộ dân TX Ayun Pa và các huyện Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Dòng sông Ba bị khô cạn và ô nhiễm đã gây tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân vùng này do ở đây phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mà từ bao đời nay, họ có thói quen dùng nước sông nước suối để sinh hoạt.

Mong mỏi nguồn nước sạch

Đứng trên bờ sông Ba, chúng tôi phóng tầm mắt ra xa (nơi dòng nước chảy qua TX An Khê), chứng kiến dòng nước đục ngầu, đặc quánh một màu đỏ, từng lớp bọt trắng xóa phủ đầy mặt sông mà trong lòng cảm thấy buồn. Con sông bao đời trong xanh, là nguồn sống dồi dào của hàng ngàn người dân tỉnh Gia Lai, và là nơi cung cấp nước cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp giờ trở nên khô cạn, chỉ còn sót lại một vài “vũng nước” tù đọng bị rêu xanh mọc lên, bốc mùi hôi thối.

Tại Nhà máy quặng Kbang, UBND tỉnh đã yêu cầu nhà máy tạm dừng hoạt động và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng đến ngày 5/6/2012, Sở TN-MT kiểm tra cho thấy, tại thời điểm kiểm tra, nhà máy ngừng hoạt động, tuy nhiên trước đó nhà máy vẫn hoạt động, hiện tại các hồ xử lý đã đầy bùn thải, bãi chứa bùn thải đã quá tải…

Đây được xem là “thành quả” của các Cty, nhà máy đứng chân trên địa bàn phía Đông tỉnh Gia Lai như: Nhà máy đường An Khê, Nhà máy ván sợi ép MDF Gia Lai, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ve Yu, Nhà máy tuyển quặng Kbang… và đặc biệt là công trình thủy điện An Khê - Kanak mang lại.

Thấu hiểu nỗi khổ của người dân nên chính quyền tỉnh Gia Lai đã vạch ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm cho dòng sông nhưng dường như mọi nỗ lực đều rơi vào bế tắc.

Ông Lê Trung Văn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN-MT tỉnh Gia Lai) cho biết: UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn đề nghị Bộ TN-MT sớm nghiên cứu, xem xét công bố dòng chảy tối thiểu trên dòng sông Ba để làm căn cứ quản lý tài nguyên nước trên lưu vực, nhằm đảm bảo “dòng chảy tối thiểu” cần thiết để duy trì dòng sông. Bên cạnh đó, qua nhiều lần làm việc với Cty Thủy điện An Khê - Kanak, Cty đã thống nhất với Sở TN-MT tỉnh Gia Lai trả lại lưu lượng dòng chạy cho sông Ba là 4m3/s.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm