| Hotline: 0983.970.780

Dân nghèo sập bẫy tín dụng đen: [Bài 3] Ngăn không xuể!

Thứ Tư 25/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Không chỉ Bình Phước, tín dụng đen đang vươn vòi bạch tuộc khắp nơi, gây bao hệ luỵ, đẩy nhiều gia đình từ nghèo đói đến trắng tay. Trong khi đó, cơ quan chức năng, mặc dù đã vào cuộc nhưng vẫn bế tắc trong việc xử lý dứt điểm.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

UBND tỉnh Bình Phước đã ra văn bản ngăn chặn bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố, bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

16-09-40_nh_5
Một căn nhà mà chủ hộ phải cầm cố đất, bán điều non ở Bù Đăng.

Văn bản nêu rõ, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương xác định những đối tượng môi giới, dụ dỗ, lừa đảo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để mua rẻ điều non và với thời gian dài, cầm cố đất, ép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho vay tiền lãi suất cao; có biện pháp nghiệp vụ để răn đe, xử lý, ngăn chặn. Ngoài ra, công chứng trên địa bàn tỉnh khi công chứng các giao dịch sang nhượng đất phải xác minh nguồn gốc đất.

Bà Phạm Thị Ánh Hoa, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, tình trạng đồng bào bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố, bán đất bằng giấy viết tay vẫn diễn biến phức tạp, gây bất ổn về an ninh trật tự.

Ông Phạm Sỹ Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập cho biết, lâu nay, tại các cuộc họp từ cấp thôn trở lên, xã đều mời già làng, người có uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn đến nói chuyện về tác hại của việc cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi, cho người dân hiểu các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi.

16-09-40_nh_3
Lãnh đạo xã Bù Gia Mập thống kê các hộ cầm cố đất, bán điều non, vay tín dụng đen.

Xã còn xây dựng và triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả; chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn... Phối hợp các ngành chức năng mở 26 lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh trên cây điều, hồ tiêu; triển khai mua phân bón trả chậm cho 8/8 thôn được 80 tấn...

“Toàn xã hiện có 2.400ha điều, là cây trồng qaun trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho nông dân. Năm qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên nên năng suất vụ điều 2019 dự kiến đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha, tăng gấp đôi so với vụ mùa năm 2018. Nông sản được mùa nên đã hạn chế tình trạng cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non, vay nặng lãi”, ông Hoàn nói.

Trong những năm qua, Bình Phước đã nỗ lực thực hiện các chính sách phát triển vùng đồng bào ít người, nhất là các chính sách định canh, định cư, đào tạo lao động, giải quyết việc làm. Năm 2018, tỉnh đã đào tạo hơn 34.000 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 12.000 người, giải quyết cho hơn 5.000 lượt hộ đồng bào DTTS vay vốn.

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành chỉ thị, trong đó chú trọng vấn đề an sinh xã hội, ổn định đời sống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, bám sát dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tín dụng đen.  

Quá nhẹ tay với tín dụng đen?

Mặc dù chính quyền nắm khá rõ các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, đe doạ, đến tận nhà siết nợ người dân, gây nên tình trạng hoang mang, sợ hãi cho người dân, biết rõ nhiều trường hợp bị siết nợ, bị trắng tay, nhưng không thể can thiệp.

Chúng tôi gặp chị H’Niê, quê ở xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, trong vườn điều ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Chị và 3 con nhỏ dắt díu nhau xuống đây từ mấy tháng nay để nhặt điều thuê. Nhớ lại những ngày bị nhóm đòi nợ thuê đến nhà siết nợ, chị còn rùng mình.

Theo lời chị H’Niê, năm 2018, do cần tiền mua phân bón cho vườn cà phê, chị mang sổ đỏ hơn 1ha đất trồng cà phê của gia đình đến một đại lý phân bón gần nhà thế chấp lấy phân bón. Đến cuối năm, chị muốn lấy lại sổ đỏ nên nóng bên ngoài. Người môi giới liền nhờ chị cho “ké” sổ để vay tiền làm ăn. Tin lời, chị H’Niê điểm chỉ vào tờ giấy vay nợ mà không biết bên trong ghi gì.

Mấy tháng sau, một nhóm đàn ông lạ mặt tìm đến nhà, mang theo giấy vay tiền có điểm chỉ của chị, thông báo chị nợ 45 triệu đồng, trong đó có 30 triệu tiền gốc. Không có tiền trả, nhóm này yêu cầu chị bán nhà, bán vườn trả nợ, nếu không, sẽ giết cả nhà.

16-09-40_nh_2
Chị H’Niê và 2 con, tha hương từ Đắk Lắk xuống Bình Phước nhặt điều thuê vì vướng tín dụng đen.

“Tụi nó dữ lắm, cầm dao đòi chém con tui, tôi sợ lắm, bảo chúng mày muốn lấy gì thì lấy, đừng chém con tao”, chị H’Niê kể. Sau đó, vợ chồng chị dắt đàn con trốn khỏi nhà. “Nếu bây giờ về, không có tiền trả, chúng nó chém chết. Nhưng không về thì mất vườn cà phê, không có chỗ cho con ở”, chị nói tiếp.

Một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự, công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 1 năm trở lại đây, công an tỉnh này đã phát hiện gần 100 tổ chức, cơ sở, nhóm với hàng trăm đối tượng hoạt động tín dụng đen dưới danh nghĩa doanh nghiệp, công ty tư vấn tài chính, cho thuê ô tô, cầm đồ... với thủ tục vay đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân, số điện thoại là có thể vay tiền.

“Tín dụng đen nảy sinh nhiều hình thức vi phạm pháp luật như bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng… Mặc dù chúng tôi đã phá hàng chục nhóm, hàng trăm đối tượng, đã củng cố hồ sơ, tài liệu chứng cứ nhưng vẫn chưa đủ pháp lý để xử lý hình sự đối tượng nào.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 3 năm tù giam. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng, mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay thì cơ quan điều tra chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn từ tội nghiêm trọng trở lên, chứ tội ít nghiêm trọng chúng tôi có đề nghị bắt tạm giam thì Viện kiểm sát cũng không phê chuẩn.

Nếu chỉ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì không thể bắt giam được. Chính vì thế mà tội phạm cho vay nặng lãi cứ tung hoành, nhởn nhơ, trong khi rất nhiều nạn nhân đều là người dân nghèo, phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, ngoài việc điều chỉnh các quy định của pháp luật về mức hình phạt trong lĩnh vực tín dụng đen, thì địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải quyết vấn đề “đói vốn” của người dân”, vị cán bộ này nói.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm