| Hotline: 0983.970.780

Dân số "vàng”, chất lượng không vàng

Thứ Tư 25/12/2013 , 09:30 (GMT+7)

Dù ở ngưỡng dân số vàng với 90 triệu người, nhưng chất lượng lao động Việt Nam đang dần thụt lùi trong bảng xếp hạng của thế giới về chỉ số đổi mới, sáng tạo bởi thiếu tay nghề, sức bền hạn chế và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập...

Dù ở ngưỡng dân số vàng với 90 triệu người, nhưng chất lượng lao động Việt Nam đang dần thụt lùi trong bảng xếp hạng của thế giới về chỉ số đổi mới, sáng tạo bởi thiếu tay nghề, sức bền hạn chế và kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập...

Thông tin trên được nhiều đại biểu đưa ra tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ CNH-HĐH trong điều kiện dân số vàng ở VN do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT VN tổ chức ngày 24/12.


Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu có tay nghề giản đơn

TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, kết quả điều tra tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của VN cho thấy, lực lượng cán bộ khoa học chỉ chiếm 7% lực lượng lao động, trong đó tuổi đời của cán bộ khoa học khá cao, hầu hết là GS, PGS gần 60 tuổi, số dưới 50 tuổi chỉ chiếm 12%. Số lượng tiến sĩ là trên 10.000 người nhưng chỉ có 25% có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tình trạng hẫng hụt cán bộ giỏi, thiếu cán bộ kế cận có trình độ cao diễn ra trong thời gian dài đến nay chưa được khắc phục.

Chưa tương xứng giữa số lượng và chất lượng cũng được GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức VN chia sẻ bằng nhận định: Chúng ta thường nói thừa thầy, thiếu thợ nhưng thực sự chúng ta thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi. Biểu hiện cụ thể ở tỷ lệ gần 91% phụ nữ ở nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra, trình độ càng cao thì tỷ lệ nữ càng thấp, vùng ĐBSCL thấp hơn ĐBSH.

GS Châu e ngại, với thực trạng này khó lòng thực hiện chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn trong 7 năm nữa nếu không có những biện pháp mạnh. Chủ tịch Hội Nữ trí thức VN đề xuất, thời gian tới VN cần tập trung đầu tư xứng đáng, đa dạng hóa loại hình đào tạo. Bên cạnh đó, nhà nước cần thay đổi cách tuyển chọn và đề bạt cán bộ để khắc phục tình trạng chọn người “bằng thật, chất lượng giả”.

PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Hội Thống kê Việt Nam kiến nghị, dân số vàng là cơ hội càng cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, lực lượng lao động dồi dào nhưng lại không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính họ thì hậu quả sẽ kéo dài mãi về sau.

Vì vậy, để có nguồn lao động thực sự có chất lượng, thì phải có một hệ thống chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. “Nếu chúng ta không thay đổi các ngành nghề có năng suất cao, có hàm lượng giá trị gia tăng thì đến năm 2020, thu nhập của người dân chỉ đạt mức trung bình” - PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc nói thêm.

Theo Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2015, Việt Nam sẽ có số cán bộ nghiên cứu KHCN đạt 9 - 10 người/vạn dân; có 5.000 kỹ sư được đào tạo theo chuẩn quốc tế, đủ năng lực tham gia quản lý trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển đất nước; có 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đạt trình độ khu vực và thế giới; 3.000 doanh nghiệp KH&CN; 30 cơ sở ươm tạo công nghệ cao…

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm