| Hotline: 0983.970.780

Đảo Bình Ba, nơi đáng sống

Thứ Hai 23/01/2023 , 13:09 (GMT+7)

KHÁNH HÒA Ngày nay, Đảo Bình Ba (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. Diện mạo đời sống kinh tế vượt lên đã đưa nơi đây trờ thành nơi đáng sống.

Ấn tượng chuyển mình của đảo Bình Ba

Bình Ba là đảo nhỏ có diện tích khoảng 3km2, thuộc xã Cam Bình, TP Cam Ranh (Khánh Hòa). Đảo nằm trên vịnh Cam Ranh, cách cảng Cam Ranh (tên cũ là Ba Ngòi) khoảng 15km.

Đảo Bình Ba, xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày càng thay đổi thay. Ảnh: KS.

Đảo Bình Ba, xã Cam Bình, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa ngày càng thay đổi thay. Ảnh: KS.

Ngày nay ra đảo Bình Ba rất thuận tiện, chỉ mất 20 phút đi ca nô cao tốc xuất phát từ cảng Cam Ranh. Hơn 5 năm rồi, tôi mới có dịp trở lại đảo Bình Ba vào dịp cuối năm 2022, ấn tượng đầu tiên khi ca nô sắp cập bến là những ngôi nhà cao tầng nhấp nhô, trông như một thành phố biển hiện đại.

Khi lên bờ, điều ấn tượng nữa là đảo Bình Ba giờ mọi thứ chẳng thiếu thứ gì, giống như ở trên đất liền vậy. Từ hàng quán ăn uống, cà phê, chợ búa, cho đến tiệm làm đẹp, nhà nghỉ, nhà hàng bè nổi… đều có cả.

Một góc trên đảo Bình Ba. Ảnh: KS.

Một góc trên đảo Bình Ba. Ảnh: KS.

Người dân nơi đây đầu tư các nhà hàng bè nổi, nhà nghỉ… vì vài năm trước Bình Ba từng đón khách du lịch khắp khơi về đây nghỉ dưỡng, thưởng thức món tôm hùm - một trong những món đặc sản nổi tiếng ở tỉnh Khánh Hòa được đưa vào câu ca: "Tôm hùm Bình Ba - Nai khô Diên Khánh - Cá tràu Võ Cạnh - Sò huyết Thủy Triều…”.

Bên cạnh đó, đảo Bình Ba còn có nhiều cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tĩnh lặng trong lành và mộc mạc với nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Nồm, bãi Nhà Cũ, bãi Chướng, bãi Sa Huỳnh.

Chính vì thế, vừa đặt chân trên đảo, đồng nghiệp trong nghề là phóng viên Đặng Tuấn (TTXVN tại Nha Trang) tỏ vẻ ngạc nhiên khi hơn 10 năm trở lại đây dường như mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.

Đảo Bình Ba đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Ảnh: KS.

Đảo Bình Ba đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Ảnh: KS.

Anh Đặng Tuấn bảo, ngày trước anh ra đảo thấy hoang vắng, đường sá nơi đây bằng đất khó đi, nay đã bê tông hết rồi. Quán sá, nhà cữa khang trang mọc lên nhiều cho thấy cuộc sống người dân nơi đây ngày càng ấm no hơn.

Để tìm hiểu cuộc sống của người dân trên đảo Bình Ba, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ân, Chủ tịch xã Cam Bình ngay tại trụ sở trên đảo. Vị chủ tịch xã cho biết, hiện đảo Bình Ba có 3 thôn gồm Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An với 3.800 nhân khẩu, đã hình thành trên 200 năm. Ngoài đảo Bình Ba, xã Cam Bình còn có đảo Bình Hưng, hiện đời sống kinh tế của người dân ở địa phương chủ yếu dựa vào nghề nuôi tôm hùm (chiếm khoảng 85%), số còn lại làm kinh doanh buôn bán và dịch vụ du lịch.

Tuy nhiên từ năm 2021 đến nay, để đảm bảo an ninh, an toàn căn cứ quân sự Cam Ranh, người dân trên đảo Bình Ba, Bình Hưng đã chấp hành dừng đón khách du lịch.

Đảo Bình Ba được mệnh danh là 'vương quốc tôm hùm'. Ảnh: KS.

Đảo Bình Ba được mệnh danh là "vương quốc tôm hùm". Ảnh: KS.

Theo UBND xã Cam Bình, toàn xã hiện có 53 khách sạn, nhà nghỉ. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ này đều của người dân trên đảo bỏ tiền đầu tư xây dựng. Điều đáng mừng hơn nữa, hiện nhà cửa trên đảo được bà con xây dựng kiêng cố hết, cũng như mua sắm thiết bị phục vụ sinh hoạt cho gia đình đầy đủ.

Bà Võ Thị Thu Loan, 55 tuổi, người dân ở thôn Bình Ba Tây thừa nhận giờ cuộc sống hầu hết người dân trên đảo đều ổn định, nhiều gia đình vươn lên khá giả. Trong khi cách đây hơn 10 năm, nhiều bà con trên đảo sống rất khổ cực, thiếu thốn, nhà cửa tạm bợ. Mãi đến năm 2000, bà con nơi đây mới có điện nên bớt khổ cực hơn.

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, hơn 30 năm phát triển nghề nuôi tôm hùm, đến nay, toàn xã có 15.000 ô lồng, với sản lượng khoảng 300 tấn/năm, chủ yếu tôm hùm xanh. Xã Cam Bình là xã đảo đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2014 và đang chuẩn bị đưa vào kế hoạch đạt nông thôn mới nâng cao trong năm 2023. Hiện tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã đạt dưới 3%; thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 52 triệu đồng/người.

Người dân “tối lửa tắt đèn có nhau"

Ở đảo Bình Ba, điều chúng tôi cảm nhận nữa đó là người dân cần cù chịu khó làm ăn và sống gần gũi với nhau. Hầu hết họ đều biết mặt nhau cả nên chỉ cần nói tên, rồi tả một dáng người sẽ có người chỉ bạn tìm đúng người.

Trước đây, Bình Ba từng đón khách du lịch nên có nhiều bè nhà hàng nổi. Ảnh: KS.

Trước đây, Bình Ba từng đón khách du lịch nên có nhiều bè nhà hàng nổi. Ảnh: KS.

Vì thế mà trong chuyến công tác trên đảo, đồng nghiệp của tôi là anh Đặng Tuấn đã tìm đúng người bạn từng quen biết trên Đà Lạt (Lâm Đồng) sau 10 năm không liên lạc. Đó là Sư Thời, nhưng người dân trên đảo hay gọi là anh Khương.

“Nhà anh Khương nằm gần trường tiểu học, sau tiệm bán thuốc tây, các anh đến đó hỏi người ta sẽ chỉ cho nhé”, một người dân chỉ đường.

Anh Khương rất trọng tình cảm bạn bè. Ảnh: KS.

Anh Khương rất trọng tình cảm bạn bè. Ảnh: KS.

Và, dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân, chúng tôi đã tìm đến tận nhà anh Khương. Lúc đầu, cuộc gặp gỡ giữa anh Tuấn và anh Khương cứ ngờ ngợ vì đã lâu năm không gặp. Tuy nhiên sau dần anh Khương đã nhớ lại rồi mời chúng tôi vào nhà uống trà hàn huyên.

Đến đêm, chúng tôi lại cùng nhau uống bia trên căn nhà bè thơ mộng với nhiều món ăn đặc sản từ biển. Dưới cơn gió biển thổi vù vù lạnh buốt do ảnh hưởng gió mùa đông bắc, song sự mến khách của người dân trên đảo khiến chúng tôi thật ấm lòng.

Anh Lê Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cho biết, bà con trên đảo sống rất gần gũi. Ảnh: KS.

Anh Lê Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình cho biết, bà con trên đảo sống rất gần gũi. Ảnh: KS.

Anh Lê Văn Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình chia sẻ: Người dân trên đảo Bình Ba rất trọng tình nghĩa, sống rất hòa thuận. Điều này thể hiện khi bà con trên đảo xảy ra những việc bất trắc thì hàng xóm láng giềng sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đặc biệt, khi trên đảo có tang sự, hầu hết mọi người đều đến thăm hỏi gia đình, phúng điếu, đưa tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng.

Anh Đinh Tuấn, 54 tuổi, sống ở đảo Bình Ba từ năm 1984, đến năm 1993, anh mới rời đảo về Nha Trang định cư. Dịp cuối năm này anh về thăm bà con, bạn bè trên đảo, ai cũng quý mến. Nhìn cuộc sống bà con thay đổi từng ngày, anh cho cảm thấy rất vui, đặc biệt ra đảo, bạn bè, anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, sống rất tình cảm.

Bà Võ Thị Thu Loan ở thôn Bình Ba Tây chẳng muốn rời đảo vì cuộc sống ở đây rất gần gũi, yên bình. Ảnh: KS.

Bà Võ Thị Thu Loan ở thôn Bình Ba Tây chẳng muốn rời đảo vì cuộc sống ở đây rất gần gũi, yên bình. Ảnh: KS.

Đó cũng là lý do mà những người trên đảo, cũng như bà Võ Thị Thu Loan ở thôn Bình Ba Tây xác định lấy đảo làm nơi “chôn nhau cắt rốn”, chẳng muốn vào đất liền sinh sống. Bởi gia đình bà đã 4 đời gắn bó nơi đây, từng sống trong cảnh thiếu thốn trăm bề, nhà cửa tạm bợ còn không rời, huống hồ giờ đây gia đình bà cũng như nhiều bà con khác đã có cuộc sống ổn định hơn rất nhiều.

Rời đảo Bình Ba sau 2 ngày công tác, chúng tôi cảm động trước tình cảm tốt đẹp của người dân trên đảo. Cũng mong sau này, người dân trên đảo tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp này, cũng như cần cù chịu khó làm ăn, phát triển nuôi tôm hùm bền vững, từ đó đưa đảo ngày càng trở thành nơi đáng sống...

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm