| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Lan tỏa mạnh mẽ

Thứ Sáu 14/12/2018 , 09:27 (GMT+7)

Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những năm qua tỉnh Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết nhu cầu việc làm cho lao động nông thôn. Quá trình thực hiện, nhiều đơn vị, cơ sở với cách làm riêng biệt, phù hợp đã tạo ra điểm nhấn…

Được đào tạo bài bản, các học viên đã xây dựng được nhiều mô hình có giá trị

Quá trình thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, bước đầu các đơn vị tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng, điều này góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn, từng bước thúc đẩy phát triển KT-XH và xây dựng chương trình nông thôn mới bền vững.

Trung tâm GDNN – GDTX huyện Anh Sơn là điểm sáng về cách làm này. Từ 2016-2018 đơn vị đã tổ chức 23 lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 720 học viên, tiến hành xây dựng được một số mô hình dạy nghề gắn với bài toán giải quyết công ăn việc làm.

Tín hiệu mang lại thật sự khả quan, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nhiều học viên mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn. Điển hình như trường hợp ông Phạm Kim Hảo, trú tại thôn 11, xã Lĩnh Sơn khi mở rộng trang trại chăn nuôi gà thả vườn quy mô trên 4.000 con. Hay như mô hình chè công nghiệp của bà Nguyễn Thị Hiền tại thôn 9, xã Bình Sơn với diện tích hơn 2 ha; mô hình trồng mía đường rộng 5 ha của học viên Lê Quang Huệ tại thôn 9, xã Thọ Sơn…

Thành quả không đến một cách ngẫu nhiên mà phải dựa trên chiến lược, kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết. Thông qua công tác tuyên truyền, người lao động từng bước hiểu rõ tầm quan trọng của việc học nghề, chọn nghề trong quá trình phát triển kinh tế. Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, trung tâm GDNN – GDTX huyện Anh Sơn còn chủ động chỉ đạo giáo viên chuyên ngành về tận thôn, bản nắm bắt tình hình, tư vấn kỹ lưỡng, đồng thời triển khai các chính sách phù hợp để tạo động lực thúc đẩy đến toàn dân.

Nhắc đến gương sáng điển hình, không thể bỏ qua trung tâm GDNN – GDTX huyện Nghĩa Đàn. Sau 7 năm, Trung tâm đã mở được tổng cộng 52 lớp dạy nghề với số lao động theo học lên đến 1.820 người. Đặc biệt, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm rất cao, đạt đến 89 % (1.401/1.575 người), trong đó 200 người được các DN cam kết bao tiêu sản phẩm dài hạn. Về lĩnh vực phi nông nghiệp, lao động có việc làm gần như tuyệt đối với 240/245 người, đạt 98%.

Theo Giám đốc Vũ Đức Luyện, công tác đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp cho người lao động đang tạo được sự chuyển biến tích cực về mọi mặt: “Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng tăng, chất lượng từng bước được nâng lên, hình thức và phương pháp được cải thiện đa dạng gắn với nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Đến nay trung tâm đã xây dựng được nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế ở từng địa phương”.

Trong thời gian tới, bên cạnh công tác tuyên truyền, trung tâm GDNN – GDTX huyện Nghĩa Đàn sẽ tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, bổ sung những kiến thức khoa học công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động cũng như đòi hỏi thực tế của thị trường.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm