| Hotline: 0983.970.780

Đào Thất thốn 'nằm' điều hoà đợi Tết

Thứ Ba 19/01/2021 , 12:12 (GMT+7)

Đào Thất thốn Nhật Tân (Hà Nội) hé nụ chớm xuân được nhiều người chơi săn đón. Giá thuê khá cao nhưng vẫn vô cùng hút khách.

Một bông hoa đào Thất thốn ở vườn của nghệ nhân Lê Hàm. Ảnh: Quang Dũng.

Một bông hoa đào Thất thốn ở vườn của nghệ nhân Lê Hàm. Ảnh: Quang Dũng.

Đào "đỏng đảnh"

“Nhẹ tay, cẩn thận chỗ xóc. Động rễ là hỏng hết đấy nhé”, nghệ nhân Lê Hàm vừa đẩy xe cút kít chở đào Thất thốn, vừa quay lại dặn con cái và các công nhân. Làng đào Nhật Tân sáng sớm chớm lạnh, sương còn chưa tỏ mặt người, đoàn người chuyển cây do ông Hàm dẫn đầu đưa đào từ vườn vào "nằm" điều hòa.

Người có thể xiêu vẹo, bước thấp bước cao, song điểm cốt tử là chậu cây phải thăng bằng, ông Hàm bảo. Nhìn khuôn mặt căng thẳng do tập trung của ông Hàm, có cảm giác như người ta đang cẩn thận bế trẻ sơ sinh.

Gần trăm gốc đào nằm yên ổn trong phòng điều hòa lợp mái tôn. Lúc này, mới thấy chân mày ông chủ vườn giãn ra phần nào.

“Đây là loại cây cảnh rất khó tính, nếu đúng theo nhịp sinh trưởng thì đào Thất thốn chỉ ra hoa dịp rằm tháng Giêng. Hoặc vài năm mới ra hoa đúng dịp tết một lần. Đó là thách thức với tất cả người trồng đào. Vì vậy, người trồng đào như chúng tôi phải tự mình sáng tạo làm sao cho đào nở đúng thời điểm. Nhiệt độ luôn được giữ từ 18 - 22oC”, ông Hàm nói.

Nghệ nhân tuổi ngoài 60 bén duyên với đào Thất thốn từ ngày còn là thanh niên. Do đào Thất thốn khá “đỏng đảnh” nên ông đã trải qua không ít thất bại.

“Trước kia loại đào này thường dùng để tiến vua, quý lắm! Hoa đào Thất thốn sở hữu vẻ đẹp độc, lạ khác xa loại đào thường. Cây ra hoa kép, mỗi cây chỉ nở từ 10 - 20 bông, nhưng hiện nay với việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc đặc biệt nên cây đào cho ra nhiều hoa hơn. Màu hoa đỏ đậm như tiết dê, nhụy vàng, dáng vẻ cổ kính, từ gốc đến cành đào đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì là nét đẹp khó loài hoa nào có thể sánh nổi”, người nghệ nhân tâm đắc kể về loại đào quý.

Trên diện tích hơn 1.000m2, ông Hàm đã dựng được 7 phòng, mỗi phòng đều lắp một chiếc điều hòa hai chiều. Ông Hàm cho biết, cách đây chừng 10 năm, ông là người đầu tiên sử dụng điều hòa để ép đào nở hoa theo ý muốn tại làng đào Nhật Tân. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng thành công cách làm này.

“Việc sử dụng điều hòa như thế nào là phụ thuộc vào sự tăng trưởng của cây mà tôi theo dõi nắm bắt được. Chứ tôi không phụ thuộc vào thiên nhiên nữa, trời nóng hay lạnh tôi đều không lo ngại. Mô hình này cũng như nhà kính, nhà lưới của các vườn công nghệ cao. Tuy nhiên, tôi vận dụng thực tế, sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản để làm”, ông Hàm chia sẻ.

Ông Hàm cho biết thêm, đào Thất Thốn rất nhạy cảm, người chơi đào không được để đào quá lạnh hay quá nóng, đặc biệt đào không được để trực tiếp ra ánh nắng mặt trời nhưng cũng không được để trong bóng tối quá lâu. Mỗi một thời kỳ của cây lại phải căn chỉnh một nền nhiệt độ cho phù hợp.

Nghệ nhân Lê Hàm bên những gốc đào Thất thốn trị giá hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Quang Dũng.

Nghệ nhân Lê Hàm bên những gốc đào Thất thốn trị giá hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Quang Dũng.

Chỉ cho thuê, không bán

Chỉ vào gốc đào Thất thốn xù xì, cành vươn cao vút và nụ trĩu chịt, nghệ nhân Lê Hàm cho hay, đó là một trong số cây đã được ông chăm sóc suốt hơn 30 năm qua. “Giống như con của mình vậy, chăm sóc vất vả lắm, phải có đủ kiên nhẫn và đam mê thì mới nuôi nấng nó được đến bây giờ, thế nên tôi chỉ muốn cho thuê chứ không muốn bán đi chút nào cả”.

Những giống đào bích, đào phai bình thường, trồng 1 - 2 năm là có thể bán được, nhưng với giống đào Thất thốn thì 1 - 2 năm chỉ nhỏ bằng đầu ngón chân cái, 4 - 5 năm bằng bắp tay. Thế nhưng, cây từng đó tuổi đời thì vẫn chưa đạt tiêu chuẩn phục vụ người chơi.

Đưa tay vuốt mái tóc đã điểm bạc, ông Hàm nói: “Chăm sóc đào giống tại vườn ươm cũng khổ cực trăm bề, từ việc điều tiết nước, phân bón, cắt tỉa rồi tùy vào từng tuổi của gốc mà có chế độ chăm sóc khác nhau. Nước để tưới đào Thất thốn phải qua bể lọc, chứ lấy nước giếng khoan, nước ao, hồ tưới… là cây chết ngay”.

Thời gian để một cây đào Thất thốn đủ tiêu chuẩn đến tay người chơi phải mất từ 10 - 20 năm. Cây càng nhiều tuổi thì dáng cây, màu hoa và sự phát triển càng ổn định.

Khách đến thăm vườn đào Thất thốn của nghệ nhân Lê Hàm. Ảnh: Quang Dũng.

Khách đến thăm vườn đào Thất thốn của nghệ nhân Lê Hàm. Ảnh: Quang Dũng.

“Người chơi giờ rất sành, yêu cầu cũng ngày càng cao. Đa phần là khách muốn thuê để chơi trong tết, sau đó tôi lại đến đưa cây về để chăm sóc tiếp. Có những gia đình hàng chục năm vẫn chung thuỷ với một cây, thậm chí còn thường xuyên đến thăm cây như thành viên trong gia đình vậy. Thấy vậy tôi cũng mừng lắm”, ông Hàm nói.

Giá cây thấp nhất tại vường Đào Lê Hàm để thuê chơi tết vào khoảng 5 triệu đồng, cây đẹp có thể lên đến vài chục, thậm chí hàng trăm triệu cũng có.

Để đánh giá một cây đào Thất thốn đẹp, có giá trị cao, ông Hàm cho biết, trước hết gốc phải phình to, cổ kính và cây phải có thế. Ngoài ra đào cũng phải nhiều hoa, màu hoa đỏ thẫm như tiết dê. Nếu không biết cách chăm, cây sẽ không bao giờ ra hoa, hoặc có ra thì cũng không đạt tiêu chuẩn và không đúng thời điểm. Đặc biệt, đây cũng là giống đào dễ chết hơn các loại đào khác khi gặp thời tiết bất thường.

Dịp cuối năm cũng là lúc ông Hàm bắt đầu ươm giống những cây đào Thất thốn mới. Đây là việc làm thường niên bởi như thế sẽ giúp chủ nhân gối vào những gốc đào chết hàng năm để vườn đào thành phẩm luôn duy trì khoảng 100 gốc phục vụ người dân mỗi dịp tết.

“Nhu cầu của người chơi những năm nay tăng lên rõ rệt. Cách tết khoảng 2 - 3 tháng đã có người đến chọn cây, ai đã bén duyên với đào Thất thốn thì khó bỏ nó lắm”, ông Hàm cười.

Trong quá trình chăm sóc, ông Hàm đã phải “tiễn đưa” không ít những gốc đào gắn bó từ lúc ông mới vào nghề. Với người nghệ nhân này, mỗi gốc đào chết đi như những vết dao cứa vào ruột gan. Ông Hàm chia sẻ, “việc đầu tiên mỗi khi thức dậy là tôi ra quan sát các ‘đứa con’ của mình. Chúng nó khoẻ thì tôi mới khoẻ, chứ đứa nào ốm là tôi bồn chồn, lo lắng lắm”.

Đào Thất thốn hé nụ đợi xuân về. Ảnh: Quang Dũng.

Đào Thất thốn hé nụ đợi xuân về. Ảnh: Quang Dũng.

Lãi hàng trăm triệu

“Có năm ngoái tôi thu về hơn 1 tỷ đồng nhờ vào những cây đào này. Trừ kinh phí thuê công nhân, tiền điện, tiền nước… mỗi năm cũng lãi khoảng 200 triệu”, ông Hàm nói.

Vì giá cây đào Thất thốn cổ thụ, dáng đẹp lên đến vài chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng/cây nên nhiều người chọn cách thuê để chơi tết thay vì mua. Sự dao động của giá sẽ phụ thuộc vào giá trị của cây như độ tuổi, dáng...

Điều đặc biệt mà bất kỳ người chơi nào đến với Đào Lê Hàm là nhà vườn sẽ đảm bảo 100% hoa nở đúng ngày mà khách chọn. “Tôi cung cấp cho thị trường trong nước từ Bắc vào Nam chứ không chỉ ở Hà Nội. Giá thuê đào chơi tết là 30% giá trị của cây. Ví dụ cây 100 triệu, giá thuê là 30 triệu và số ngày thuê sẽ phụ thuộc vào hợp đồng thỏa thuận giữa nhà vườn và khách hàng, thông thường là 10 - 15 ngày”, ông Hàm chia sẻ.

"Thất thốn", hiểu thế nào?

Về nguồn gốc cái tên "Thất thốn", ông Hàm nói hiện nay ở Nhật Tân không ai khẳng định được rõ ràng. Có người bảo nguyên do là mỗi cây đào thất thốn thì cứ khoảng 7 "thốn" (mỗi thốn bằng khoảng một đốt ngón tay) lại chia ra các cành nhỏ, mỗi đầu cành ra hoa hay có 7 bông.

Người khác lại nói lá đào Thất Thốn dài 7 khoảng thốn, gấp 3 - 4 lần so với lá đào thường. Luồng ý kiến khác cho rằng 7 năm đào Thất Thốn mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.