| Hotline: 0983.970.780

DAP AVAIL - giải pháp hiệu quả, tiết kiệm

Thứ Sáu 17/01/2014 , 11:06 (GMT+7)

Phân lân là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng đặc biệt ở các vùng đất phèn.

Phân lân là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng đặc biệt ở các vùng đất phèn. Tuy nhiên, đây là chất mà cây trồng hút được rất ít chỉ từ 20 - 30% lượng lân bón vào. Vì thế, thời gian qua các nhà khoa học trong nước và trên thế giới luôn “lao tâm khổ tứ” làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng lân.

Nhằm chia sẻ thông tin về một trong giải pháp tăng hiệu quả sử dụng lân bằng hoạt chất thông minh “Avail”, chương trình “Đồng hành và chia sẻ” trên VTV Cần Thơ cùng các diễn giả: PGS.TS Mai Thành Phụng, Trưởng bộ phận phía Nam của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và TS Đỗ Trung Bình, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, KS Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền đã có những nhận định hết sức quý báu.

Giải pháp hiệu quả

Hiện nay phần lớn diện tích ở ĐBSCL bị nhiễm phèn khiến cây trồng (đặc biệt là lúa) hấp thụ phân lân rất kém; PGS.TS Mai Thành Phụng cho rằng, lúa cũng như các cây trồng khác cần 16 chất dinh dưỡng, trong đó có 3 chất đa lượng là NPK (đạm, lân, kali).

ĐBSCL có khoảng 1,6 triệu ha đất phèn, vì thế nhu cầu dùng lân là rất lớn và quan trọng. Thông thường, lân bị cố định bởi những hoạt chất sắt hoặc nhôm trong đất; khi bón ít toàn bộ lân bị sắt và nhôm hấp thụ nên cây trồng không còn để ăn. Vậy nên, để cây trồng cho năng suất cao, nhà nông cần bón lân nhiều hơn để cây hấp thụ, giúp ra rễ, đẻ nhánh nếu không sẽ bị ngộ độc phèn.


Phân bón Đầu Trâu đã quen thuộc với nông dân ĐBSCL

Ngoài ra, cây trồng hấp thu phân bón qua rễ, mà đất phèn có nhiều tạp chất khiến rễ phát triển rất khó khăn và có thể bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn nên không đủ sức hấp thu dinh dưỡng và nước. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu khi gieo lúa, bà con cần có những biện pháp thích hợp để quản lý dinh dưỡng trên ruộng lúa, đặc biệt là bón phân lân thích hợp.

Đồng quan điểm này, TS Đỗ Trung Bình cũng phân tích: Từ năm 1960 đến nay, lân là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng nói chung, trong đó có cây lúa. Các nhà nghiên cứu trên thế giới, trong nước luôn nghiên cứu làm sao để nâng cao hiệu quả sử dụng của lân lên, trong đó có thành công lớn nhất được thế giới công nhận và ứng dụng ở Việt Nam là hoạt chất Avail. Hoạt chất này có một đặc điểm là tích tụ điện âm cao vô cùng nên khi vào đất hấp thu ngay các ion trái dấu, giúp lân trở nên tự do nên cây hấp thu dễ dàng.

Và như PGS.TS Mai Thành Phụng phân tích, hợp chất Avail bao bọc lân bón vào đất sẽ giúp lân dễ tiêu, cung cấp được nhiều cho cây và các chất dinh dưỡng khác nhờ vào bộ rễ khỏe mạnh. DAP-Avail không chỉ bón tốt cho đất phèn ở ĐBSCL mà còn có thể sử dụng trên tất cả các đất cao, đất kiềm hoặc các đất có vấn đề về ngộ độc dinh dưỡng.

Tiết kiệm chi phí cho nông dân

Tại Việt Nam, Cty CP Phân bón Bình Điền là đơn vị đầu tiên ứng dụng hoạt chất Avail để SX DAP-Avail. Theo KS Ngô Ngọc Mỹ, Avail là chất lỏng, màu nâu nhạt, sử dụng để áo phân lân dạng viên có bản chất hóa học là muối và axít hữu cơ. Viên phân DAP khi được áo Avail giúp lân không bị các cation biến thành dạng khó tiêu mà ở dạng dễ tiêu giúp dễ cây hấp thu tốt. Avail khi áo vào phân lân, nó chỉ có tác dụng ở một vùng nhỏ quanh lân, không ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác của cây trồng.

Với lúa và những cây trồng khác sẽ không hút chất Avail, nên sản phẩm không tồn dư Avail. Thực tế, Avail chỉ có nhiệm vụ thay thế lân, kết hợp với nhôm và sắt có sẵn trong đất (đất phèn) hoặc đất kiềm có canxi, magie thành những chất không tan, khi đó lân sẽ tự do và cây có thể hấp thụ mạnh, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng lân.

Ở ĐBSCL, đặc biệt những vùng đất phèn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên hay bán đảo Cà Mau… kết quả thí nghiệm trên đất phù sa, thay vì bà con bón 100 kg DAP thì bà con chỉ bón 60 kg DAP Avail thì 2 ruộng cho kết quả như nhau. Giảm trung bình khoảng 35% lượng phân bón cần bón.

Vậy DAP Avail giá thành có cao hơn DAP thường? KS Ngô Ngọc Mỹ cho biết, ở ĐBSCL giá DAP rất chênh lệch, chẳng hạn như hiện tại bà con nông dân khi mua DAP Trung Quốc Hồng Hà xanh ngọc bích khoảng 650.000 đ/bao; DAP Philippines khoảng 750.000 đ/bao, DAP Korea khoảng 800.000 đ/bao nhưng DAP-Avail của Bình Điền chỉ khoảng 560.000 - 600.000 đ/bao.

Cần nói thêm, với giá trên xem như Bình Điền đang bị lỗ, do không tính chi phí SX và hoạt chất Avail. Theo thông tin chúng tôi được biết thì Bình Điền muốn chia sẻ một ít khó khăn với nông dân cũng như khuyến khích nông dân tiếp thu những tiến bộ KHKT trên thế giới.

Mục đích của Cty là giúp cho bà con tiếp cận và cảm nhận được hiệu quả của những tiến bộ KHKT thay vì dùng DAP thông thường. Và như vậy, sẽ giúp bà con giảm hẳn giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

PGS.TS Mai Thành Phụng dẫn lời các nhà khoa học khuyến cáo, trong canh tác bà con cũng cần chú ý tới hệ thống kênh mương để nhờ nước lũ rửa phèn, bồi bổ phù sa và dinh dưỡng cho đất. Chúng ta cũng cần áp dụng thời vụ để né phèn.

Ví dụ ở ĐBSCL cuối vụ ĐX phèn sẽ xì lên, kết hợp với mưa đầu mùa sẽ làm phèn rất dữ dội. Nếu gieo lúa lúc này cây sẽ khó mọc nổi, dù có bón phân rất nhiều và hiệu quả không cao. Ngoài ra việc dùng DAP Avail là một sản phẩm rất tuyệt vời, thích hợp với ĐBSCL, chỉ cần bón một lượng ít nhưng hiệu quả rất cao.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm