| Hotline: 0983.970.780

Đạt 500 - 600 triệu đồng/ha, dân Chí Tân đổi đời nhờ trồng nghệ

Thứ Ba 25/04/2017 , 07:30 (GMT+7)

Không chỉ là cây trồng bám trụ lâu nhất ở địa phương, cây nghệ ở xã Chí Tân (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đã giúp nhiều nông dân đổi đời.

10-10-43_nh-1
Cây nghệ giúp nông dân làm giàu

Theo lãnh đạo xã Chí Tân, cây nghệ được trồng tại địa phương khoảng 50 năm trước. Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ củ nghệ lớn và bán được giá, bà con đã mạnh dạn đưa cây nghệ vàng xuống trồng ở ruộng và vùng đất bãi ven sông. Hiện toàn xã có 415ha đất nông nghiệp, trong đó 164ha nghệ.

Theo ông Nguyễn Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND xã Chí Tân, nghệ là loại cây dược liệu dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất, ít bị sâu bệnh, đầu tư ít vốn. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch trong vòng một năm, cho hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi ha trồng nghệ cho thu hoạch trung bình khoảng 27 tấn.

Hiện giá bán củ tươi khoảng từ 23 - 33 nghìn đồng/kg, giá trị trên 1ha ước đạt 500 - 600 triệu đồng. Ngoài ra, người dân còn tận thu từ các loại cây trồng xen như cây lạc, cây đỗ, cây rau màu… Hơn thế, so với trồng lúa thì 1 sào nghệ bằng 6 - 7 sào lúa. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây nghệ đem lại, gia đình ông Khương cũng trồng hơn 4 mẫu nghệ.

“Những năm gần đây, sản phẩm nghệ Chí Tân có chỗ đứng trên thị trường, được giá. Vì vậy, ở đây nhà nào cũng trồng nghệ. Từ rìa đường đi, ven tường cũng được trồng nghệ; chỗ nào còn đất trống thì người dân tận dung trồng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng nghệ lên 180ha, đồng thời xây dựng và bảo hộ thương hiệu nghệ Chí Tân”, ông Khương chia sẻ.

10-10-43_nh-2
Một cơ sở chiết xuất tinh bột nghệ

Được người dân gọi là “vua nghệ”, anh Nguyễn Văn Thiêm ở thôn Tân Hưng có diện tích trồng nghệ lớn và cũng là người thu mua, sản xuất tinh bột nghệ lớn nhất ở đây. Gặp chúng tôi, anh Thiêm tay bắt mặt mừng, tươi cười khoe: “Trồng nghệ cho thu nhập khá lắm. Mỗi năm tính sơ sơ gia đình em thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng, thậm chí lên đến tiền tỷ. Trồng nghệ vừa dễ chăm sóc mà còn rất nhàn...”.

Hiện tại, gia đình anh Nguyễn Văn Thiêm có 10 mẫu nghệ, mỗi ngày thu mua và chế biến cao 50 - 70 tấn nghệ. Với 4 cơ sở chiết xuất tinh bột nghệ, mỗi năm anh làm được hơn 20 tấn nghệ thành phẩm. Không chỉ đem lại thu nhập cao cho gia đình, anh còn tạo công việc thường xuyên cho hàng chục lao động.

Cũng trồng với diện tích lớn, được đầu tư giống tốt, công chăm sóc kỹ càng, áp dụng khoa học kỹ thuật, nên gia đình bà Hoàng Thị Chiên ở thôn Tân Hưng đạt năng suất rất cao. Nói về giá trị kinh tế mà cây nghệ mang lại, bà hào hứng: “Hiện gia đình tôi trồng 4 mẫu nghệ, đồng thời còn thu mua sản phẩm của người dân, mỗi năm thu nhập trên 400 trăm triệu đồng. So với trồng lúa, trồng ngô, lạc… thì trồng nghệ có giá trị gấp 10 lần”.

10-10-43_nh-3
Hàng ngày, người dân thu mua hàng chục tấn nghệ tươi
Nguyễn Thị Nhâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chí Tân cho biết: “Toàn xã hiện có hơn 90% số hộ trồng nghệ. Những năm trở lại đây giá nghệ khá cao, thu nhập của người dân cũng khá hơn. Nhiều diện tích trồng lúa, màu đã chuyển sang trồng nghệ. Nhiều gia đình mở xưởng chế biến nghệ khô, tinh bột nghệ để tăng them thu nhập”.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.