| Hotline: 0983.970.780

Đất tặc lộng hành bất chấp chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Thứ Năm 12/11/2020 , 09:03 (GMT+7)

Mặc dù UBND tỉnh Vĩnh Phúc có văn bản kiểm tra, rà soát, ngăn chặn, tuy nhiên tại Thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên, tình trạng đất tặc lộng hành vẫn diễn ra.

Hoạt động khai thác đất trái phép diễn ra ngang nhiên ở khu vực giáp ranh giữa phường Khai Quang (Thành phố Vĩnh Yên) và xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên). Ảnh: Hoàng Anh.

Hoạt động khai thác đất trái phép diễn ra ngang nhiên ở khu vực giáp ranh giữa phường Khai Quang (Thành phố Vĩnh Yên) và xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên). Ảnh: Hoàng Anh.

Có mặt tại điểm giáp ranh giữa phường Khai Quang (Thành phố Vĩnh Yên) và xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên), nơi trước đây là những quả đồi trồng cây lâm nghiệp, phóng viên Nông nghiệp Việt Nam nhận thấy, hàng loạt hoạt động khai thác đất diễn ra suốt từ sáng đến tối, đất tặc lộng hành như chốn không người. Ước tính mỗi ngày có hàng trăm xe tải cỡ lớn hoạt động vận chuyển đất ở khu vực này. Tất cả các xe đều gắn logo của các công ty như NP, B. Ái, MQ, Tâm Trang... Thậm chí có những chiếc xe tải như BKS 88C 004.17 còn gắn cả logo của VTV để hoạt động vận chuyển đất trái phép. Ở tại các khu vực khai thác thường xuyên có người canh gác và liên tục điện thoại khi có sự xuất hiện của người lạ. Núi đồi tan hoang, nhiều khu vực đã bị máy móc san phẳng. Những con đường bị xe tải băm nát, khói bụi phủ khắp các khu vực lân cận. 

Những quả đồi bị san phẳng vì hoạt động khai thác đất. Ảnh: Hoàng Anh.

Những quả đồi bị san phẳng vì hoạt động khai thác đất. Ảnh: Hoàng Anh.

Theo dấu những chiếc xe chở đất, hầu hết đều được vận chuyển, tập kết nhằm phục vụ việc san lấp tại các khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên. Trả lời Báo Nông nghiệp Việt Nam, cả ông Hà Thanh Hùng, Chủ tịch UBND phường Khai Quang và ông Phạm Văn Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Sơn đều khẳng định, trên địa bàn không có bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào được cấp phép khai thác đất, vì vậy, nếu có hoạt động này thì chắc chắn là trái phép, là hành vi ăn cắp tài nguyên.

Điều đáng nói, đất tặc lộng hành ngang nhiên diễn ra ngay thời điểm UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên tiếp ban hành các văn bản về việc kiểm soát vận tải quá tải trọng cho phép và khai thác đất trái phép trên địa bàn tỉnh.

Công văn ngày 30/20/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ: Trong thời gian qua, một số cơ quan báo chí phản ánh tình trạng trên các tuyến đường thuộc huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch và nhiều tuyến đường của địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng xe chở vật liệu đất quá tải từ các điểm khai thác đất trái phép làm hư hỏng đường sá, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã bị xuống cấp, gây mất an toàn giao thông, gây bức xúc trong nhân dân.

Để giải quyết vấn nạn đất tặc lộng hành, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, yêu cầu Công an tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ những tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác đất trái phép và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả Thường trực Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và UBND tỉnh theo quy định.

Tuy nhiên, theo quan sát của Báo Nông nghiệp Việt Nam, hoạt động khai thác đất tại phường Khai Quang và xã Hương Sơn diễn ra từ sáng đến tối nhưng không có bất kỳ bóng dáng cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Hoạt động khai thác đất trái phép vẫn diễn ra bất chấp các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Anh.

Hoạt động khai thác đất trái phép vẫn diễn ra bất chấp các công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Anh.

Tại một văn bản khác, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra công tác khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản (tổ công tác hoạt động theo tính chất thường xuyên, đột xuất) để tăng cường công tác quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm khi có phản ánh của cơ quan thông tấn báo chí và của quần chúng nhân dân. Thông báo các vị trí mỏ vật liệu đất, đá được quy hoạch cấp phép để phục vụ công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, sử dụng vật liệu đúng nguồn gốc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã không có tổ liên ngành nào vào cuộc tại khu vực phường Khai Quang và xã Hương Sơn, hoạt động khai thác vẫn diễn ra ngang nhiên.

Không hiểu do bất lực hay có sự bao che mà hoạt động khai thác, vận chuyển đất trái phép ở Vĩnh Phúc chưa được xử lý triệt để? Ảnh: Hoàng Anh.

Không hiểu do bất lực hay có sự bao che mà hoạt động khai thác, vận chuyển đất trái phép ở Vĩnh Phúc chưa được xử lý triệt để? Ảnh: Hoàng Anh.

Cũng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc kiểm soát, đề xuất rút giấy phép xây dựng của các chủ đầu tư khu đô thị, khu cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng nguồn gốc đất san nền, thi công dự án của mình từ nguồn khai thác đất không rõ nguồn gốc, khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh. Cập nhật danh sách các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về vận tải, khai thác, sử dụng vật liệu khai thác trái phép nêu trên không đủ năng lực tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh để các Ban quản lý dự án, UBND các huyện, thành phố được biết. Mặc dù vậy, hoạt động khai thác đất trái phép ở phường Khai Quang và xã Hương Sơn đều có những điểm đi, điểm đến rõ ràng nhưng đến thời điểm hiện tại chưa thấy Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc vào cuộc.

Xem thêm
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

TP.HCM Ngày 15/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.