| Hotline: 0983.970.780

Dấu hiệu cảnh báo con bạn có thể mắc ung thư

Thứ Bảy 27/07/2019 , 09:10 (GMT+7)

Việc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng và kế hoạch điều trị thích hợp sẽ mang lại kết quả điều trị ung thư cho trẻ em tốt hơn rất nhiều.

Sụt cân không rõ lý do, trẻ có thể mắc ung thư

Theo BS. Nguyễn Thị Thu Hằng (Khoa Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư.

21-17-21_tre_ung_thu
Chăm sóc bệnh nhi bị K.

Hiện nguyên nhân gây bệnh của nhiều loại ung thư chưa được xác định rõ. Các bác sĩ hiếm khi biết tại sao người này bị ung thư và người kia thì không; tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ở người lớn, yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc, béo phì và các yếu tố môi trường. Người tiếp xúc với tia xạ liều cao, hóa chất như benzen,… có nguy cơ bị ung thư cao hơn.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng lưu ý, một người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là người đó sẽ mắc bệnh ung thư. Đa số mọi người có nhiều các yếu tố nguy cơ nhưng không tiến triển thành bệnh.

“Ở trẻ em, yếu tố nguy cơ rất khác nhau và thay đổi tùy loại bệnh, ít khi do một nguyên nhân cụ thể nào mà có sự tương tác phức tạp giữa biến đổi di truyền và các yếu tố môi trường”, BS. Hằng chia sẻ.

Theo BS. Hằng, khi trẻ có các dấu hiệu xanh xao, bầm tím hoặc chảy máu, nhức xương toàn thân; cơ thể xuất hiện khối u hoặc hạch to không đau, không sốt hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác có thể là chỉ dấu mắc ung thư nào đó.

Ngoài ra, trẻ sụt cân không rõ lý do hay ho, sốt dai dẳng hoặc khó thở, ra mồ hôi trộm vào ban đêm; có những thay đổi về mắt - đồng tử có màu trắng, lác mắt, mất thị giác, bầm tím da hoặc sưng quanh mắt; chướng bụng; đau đầu đặc biệt nếu đau dai dẳng bất thường hoặc đau dữ dội, nôn (nhất là lúc sáng sớm hay ngày càng tiến triển nặng hơn); đau nhức xương hoặc tứ chi; không phải do chấn thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng…

Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu trên, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được khám và tư vấn sớm. Tuy nhiên BS. Hằng cũng lưu ý “ung thư không đồng nghĩa với tử vong”. Do đó, “việc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng và kế hoạch điều trị thích hợp sẽ mang lại kết quả điều trị ung thư cho trẻ em tốt hơn rất nhiều”.
 

Chăm sóc trẻ ung thư như thế nào?

Các bác sĩ chuyên ngành cũng nhấn mạnh, khi trẻ mắc ung thư, chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị. Theo đó, trẻ cần được ăn đúng loại thực phẩm trước, trong và sau khi điều trị. Điều này có thể giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và khỏe mạnh hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, một người phải ăn và uống đủ các loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.

Cụ thể, theo cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Ngọc - Khoa ung bướu, BV Nhi Trung ương, những thực phẩm: sữa, phomat, phomat làm từ sữa tách kem, sữa chua, đồ uống trộn sữa, sữa chua uống, trứng nguyên quả; trứng trần, trứng tráng, trứng ốp lết (đã chín kỹ…; tất các các loại cá nước ngọt và cá biển; rau củ tươi hoặc đông lạnh trong đó các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, măng tây, ớt ngọt xanh… là những thực phẩm mà các bậc phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ ung thư ăn hàng ngày.

21-17-21_dinh-duong-cho-tre
Thực phẩm tốt cho trẻ bị ung thư.

Với các loại thực phẩm: kem, sữa có thêm hương vị như socola, cà phê, dâu, các loại sữa khác như sữa yến mạch, sữa gạo, sữa từ các hạt…; trứng muối - trứng bác thảo; các loại thịt ướp muối, thịt xông khói, thịt nướng; tôm cua - tôm hùm, mực (hun khói hoặc dầm chua); các loại rau củ đóng lọ… là những thực phẩm chỉ nên đưa vào thực đơn 2 lần trong tuần.

Đặc biệt, điều dưỡng Ngọc cũng nhấn mạnh, những thực phẩm tuyệt đối không nên có trong thực đơn do nguy cơ thức ăn nhiễm khuẩn và có chất ung thư gồm: sữa không tiệt trùng, phomat có chứa thành phần thực vật và gia vị không được nấu như hạt tiêu ớt, phomat mốc (phomat xanh), trứng sống, trứng chưa chín kỹ, thịt hoặc gia cầm sống, thịt nấu chưa chín.

“Những thực phẩm trên cùng các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt nướng, xúc xích, thịt hộp hay cá sống, hải sản sống, sò hến sống, hàu nấu tái, trai, cá muối cũng như rau sống, rau nấu chưa chín hay các món salad… cần phải loại ra khỏi thực đơn của trẻ ung thư”, điều dưỡng Ngọc lưu ý.

Ung thư không đồng nghĩa với tử vong. Hiện nay, kết quả điều trị ung thư nói chung đã được cải thiện rõ rệt, trong đó nhiều loại ung thư có tỉ lệ khỏi cao, bệnh nhân sống khỏe mạnh, phát triển bình thường. Việc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng và kế hoạch điều trị thích hợp sẽ mang lại kết quả điều trị ung thư cho trẻ em tốt hơn rất nhiều.

(Kiến thức gia đình số 30)

Xem thêm
Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.