| Hotline: 0983.970.780

Hải sâm hỗ trợ diệt ung thư

Thứ Bảy 13/07/2019 , 07:05 (GMT+7)

Thời xa xưa hải sâm đã được mệnh danh là “nhân sâm của biển cả”. Về mặt thực phẩm có nhiều y gia đã coi thịt hải sâm ngang tầm với tám món ăn cao lương mỹ vị nổi tiếng trong “bát trân” của phương Đông sử dụng trong cung đình.

hi-sm144011153
Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy, tiêu đờm dãi, giữ gìn điều nhiếp tiểu tiện, có tính tráng dương, sát khuẩn.

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g thấy proteine chiếm 75,6g cao gần gấp 5 lần thịt lợn nạc và 3,5 lần ở thịt bò. Đặc biệt hơn là trong hải sâm chứa hàm lượng các acid amine khá cao như: lysine, proline, arginine, histadine, acide glutamic, thionine, leucine, isolecine, acide aspartic, tyrosine… cùng nhiều yếu tố vi lượng như phosphore, đồng, sắt, mangan, kẽm… đặc biệt có chất selenium (Se) có tác dụng giải độc kỳ diệu làm vô hiệu các kim loại nặng đi vào cơ thể qua đường ăn uống như chì hay thủy ngân và đào thải ra qua đường niệu.

Nhiều các vitamin có mặt như: B1, B2, B12, C…, và hàm lượng nội tiết tố rất cao như testosterone, progesterone (theo GS. Nguyễn Tài Lương, Viện Công nghệ sinh học, là chủ nhiệm đề tài hải sâm, cho biết hàm lượng nội tiết này có mặt đồng đều ở tất cả các con hải sâm chứ không phải chỉ ở một số con). Các chất có hoạt tính sinh học như: lectin, saponin glucoside (các glucoside tritecpen), trong đó có 2 loại saponine là Rg (gây hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi và tăng cường thể lực) và Rh có tác dụng ức chế các tế bào ung thư.

Trong nhiều y thư cổ như: Bản thảo tùng tân, Bản thảo nhiếp yếu, Cương mục thập di, Dược tính chỉ nam… đều nói hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy, tiêu đờm dãi, giữ gìn điều nhiếp tiểu tiện, có tính tráng dương, sát khuẩn, chữa trị được chứng lở có sâu, lại giáng được hỏa, bổ ích thận, thông lợi tràng vị, nhuận chỗ táo kết, trị mọi chứng hư lao, ốm yếu gầy còm. Đặc biệt có khả năng kháng ung nên còn được phối hợp trong trị liệu ung thư…

Đông y cho rằng hải sâm có vị mặn, tính ấm đi vào các kinh Tâm, Tỳ, Thận và Phế. Có công năng bổ thận ích tinh, thêm tinh tủy, tráng dương, sát khuẩn, dưỡng huyết nhuận táo, sử dụng trị mọi chứng hư lao như các chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón, lỵ kinh niên. Liều dùng trung bình cho mỗi ngày là 12 - 20g, có khi tới 40g. Thứ hải sâm to lớn, mình có gai gọi là Hải sâm tử, sắc xanh đen, mềm là loại tốt.

Một số phương thuốc dùng hải sâm:

- Trị suy nhược thần kinh do thận hư (biểu hiện đầu choáng váng, mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tai ù, điếc, mất ngủ, di tinh, xuất tinh sớm): dùng hải sâm 30g, gạo nếp 100g, cho cả hai thứ ninh nhừ thành cháo nêm gia vị vừa miệng và ăn ngày 1 liều chia vài lần, cần ăn trong 5 - 7 ngày liền.

- Trị chứng đái tháo đường: hải sâm 2 con, trứng gà 1 quả, tụy lợn 1 cái, cho cả 3 thứ vào bát hấp chín và ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 7 ngày.

- Chữa chứng huyết áp cao (kể cả xơ vữa động mạch): dùng hải sâm 50g, cho hầm nhừ, chế chút đường phèn và ăn hết trong ngày. Cần ăn 7 ngày liền.

hi-sm-214401129
Thứ hải sâm to lớn, mình có gai gọi là Hải sâm tử, sắc xanh đen, mềm là loại tốt.

- Chữa đau lưng và suy giảm trí nhớ do thận hư: dùng hải sâm 30g, xương sống lợn 60g, hạch đào nhân 15g, cho vào hầm nhừ, nêm đủ gia vị vừa miệng, ngày ăn 1 liều này, cần ăn 5 ngày.

- Trị dương nuy (liệt dương): hải sâm 20g, thịt dê 100g, hai thứ hầm chung đến nhừ, nêm đủ gia vị ăn 1 lần trong ngày. Cần ăn 5 - 7 ngày.

- Trị liệt dương, di tinh, tinh lạnh, do thận hư (loại làm hoàn): dùng hải sâm 480g (sao thơm), hạch đào nhân 100 hạt, thận dê 4 - 6 đôi, đỗ trọng 240g, thỏ ty tử 240g, ba kích 124g (tẩm nước cam thảo sao), câu kỷ tử 120g, lộc giác giao 120g, bổ cốt chỉ 120g (sao với muối), đương quy 120g, ngưu tất 120g (tẩm dấm sao), quy bản 120g (sao với dấm), sau đó tất cả sấy khô tán bột mịn trộn đều luyện với mật ong làm hoàn, mỗi viên nặng 9g, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên (27g).

- Chữa động kinh: dùng nội tạng của hải sâm sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 12g, chiêu với rượu vàng (rượu vàng là loại rượu được cất từ loại cơm nâu bởi 3 loại: gạo nếp, gạo tẻ, kê hạt vàng rổi tải mỏng cho nguội nhưng còn ấm, rắc men rượu đã tán nhỏ trộn đều, ủ thành cái rượu lấy ngâm nước cất thành rượu có màu vàng, độ cồn thấp với tác dụng thông hành huyết mạch, dưỡng huyết nhuận da), uống liên tục 7 - 10 ngày liền.

- Chữa thiếu máu: hải sâm, đại táo lượng bằng nhau, đem sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g, chiêu với nước ấm hoặc lấy 1 con hải sâm hầm cùng mộc nhĩ lấy nước pha chút đường phèn vừa ngọt uống cùng, sau ăn cái.

- Trị trĩ xuất huyết: lấy hải sâm lượng vừa đủ đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 1,5g hòa với a giao 6g trong nước sôi cho tan mà uống. Ngày uống 3 lần. Cần uống 5 - 7 ngày.

- Táo bón do âm hư: hải sâm 30g, đại tràng lợn 120g, mộc nhĩ đen 15g, ba thứ cho vào hầm nhừ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền trong nhiều ngày.

(Kiến thức gia đình số 28)

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Người bị tiểu đường nên ăn gì thay cơm trắng?

Cơm trắng có chỉ số đường huyết cao, không tốt cho người tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên thay cơm bằng thực phẩm gì?