| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư hạ tầng phát triển nuôi tôm công nghệ cao

Thứ Hai 16/09/2024 , 14:03 (GMT+7)

Bến Tre Huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre được đầu tư 6 tuyến đường và đường điện trung thế 3 pha để phục vụ nuôi tôm công nghệ cao với tổng kinh phí khoảng 164 tỷ đồng.

Tuyến đường phục vụ vùng nuôi tôm công nghệ cao huyện Ba Tri qua địa bàn xã Bảo Thuận. Ảnh: Kiều Nhi.

Tuyến đường phục vụ vùng nuôi tôm công nghệ cao huyện Ba Tri qua địa bàn xã Bảo Thuận. Ảnh: Kiều Nhi.

Hiện nay, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre đang triển khai dự án đầu tư hạ tầng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Bảo Thuận và thị trấn Tiệm Tôm, huyện Ba Tri.

Dự án bao gồm hạng mục đầu tư xây dựng 6 tuyến đường giao thông phục vụ sản xuất có chiều dài khoảng 18,483 km đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp A, đường cấp V, cấp VI đồng bằng và các công trình trên tuyến (1 cầu và 18 cống), đồng thời xây dựng mới tuyến điện trung thế 3 pha dài 24,212 km.

Tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng, trong đó Bộ NN-PTNT hỗ trợ 160 tỷ đồng. Nhà thầu đang thi công các tuyến đường và các cống qua đường, khối lượng đạt khoảng 75% giá trị hợp đồng, dự kiến đến cuối năm nay hoàn thành.

Hiện toàn tỉnh Bến Tre đã phát triển được hơn 3.500ha vùng nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Kiều Nhi.

Hiện toàn tỉnh Bến Tre đã phát triển được hơn 3.500ha vùng nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Kiều Nhi.

Bảo Thuận, 1 trong 9 xã bãi ngang của huyện Ba Tri, UBND xã cho biết, sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào nghề làm muối, nuôi trồng thủy sản và nuôi bò. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã hiện đạt khoảng 1.350ha, trong đó nuôi thâm canh là 350ha.

Được đầu tư 3 tuyến đường phục vùng nuôi tôm công nghệ cao, người dân xã Bảo Thuận rất vui mừng vì không còn cảnh đi bờ đê nữa, còn đường điện 3 pha cũng đang được kéo về. Đến nay, các tuyến đê này đã được san lấp nền hạ, chuẩn bị trải nhựa nên ông Hồ Văn Dũng, cũng như rất nhiều nông dân trên địa bàn xã Bảo Thuận rất vui mừng vì tuyến đê sắp hoàn thành.

"Hồi đó, mỗi khi tới mùa làm muối, bà con phải đi bộ, gánh từng giạ đem bán rất xa xôi, cực nhọc. Tuyến đường này làm xong sẽ thuận thiện cho xe chở muối, chở tôm, chở thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng... Tôi rất ủng hộ làm con đường này", ông Dũng phấn khởi nói.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Ba Tri sắp hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy Bến Tre đề ra. Ảnh: Kiều Nhi.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện Ba Tri sắp hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy Bến Tre đề ra. Ảnh: Kiều Nhi.

Theo UBND xã Bảo Thuận, địa phương đã thu hút được 5 doanh nghiệp nuôi tôm công nghệ cao: Công ty Thuận Phước (120ha), Công ty Việt Nga (86ha), Công ty Huy Chanh (12ha), Công ty Tuấn Khanh (16ha). Riêng Công ty Việt Úc sản xuất tôm giống với quy mô 64ha.

Theo ông Lê Văn Vũ Thanh, Chủ tịch UBND xã Bảo Thuận, khi dự án hoàn thành diện tích nuôi tôm công nghệ cao có thể phát triển lên đến 400ha. Các doanh nghiệp nuôi tôm đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Chỉ tính riêng Công ty Tuấn Khanh đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động với mức thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng đối với lao động gắn bó lâu dài, 270 nghìn đồng/ngày đối với lao động thời vụ. Các doanh nghiệp còn lại, mỗi đơn vị giải quyết bình quân khoảng 40 lao động.

Theo ông Lê Minh Truyền, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Bến Tre, mục tiêu của dự án nhằm đảm bảo hạ tầng giao thông, điện phục vụ sản xuất ổn định, bền vững cho vùng nuôi trồng thủy sản khoảng 2.000ha, trong đó có 500ha được quy hoạch nuôi tôm công nghệ cao tại xã Bảo Thuận và thị trấn Tiệm Tôm. Đồng thời, góp phần thu hút người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản và cải thiện đời sống người dân trong vùng dự án.

Bên cạnh đó, đơn vị đang triển khai dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi ở huyện Bình Đại. Dự án sẽ được khởi công trong tháng 9/2024 với tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh Bến Tre cũng đề nghị Bộ NN-PTNT xem xét hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án hạ tầng vùng nuôi tôm công nghệ cao huyện Thạnh Phú, khoảng 300 tỷ đồng.

Theo Sở NN-PTNT Bến Tre, đến nay, tỉnh phát triển được hơn 3.500ha tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao, đạt gần 88% so kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Riêng tại Ba Tri đã có 427ha/500ha diện tích nuôi tôm công nghệ cao. Dự kiến khi dự án hoàn thành diện tích được đầu tư phát triển sẽ vượt kỳ vọng của địa phương.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài cuối] Các nước xoay xở ra sao?

Giá thịt lợn biến động, nhiều quốc gia triển khai chiến lược điều chỉnh đàn, phát triển vacxin - những bài học đáng tham khảo cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

Chế biến sâu để tăng giá trị rong biển

KHÁNH HÒA Có một doanh nghiệp tiên phong chế biến, cho ra đời nhiều sản phẩm gia tăng giá trị từ rong biển để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mong chính sách tín dụng linh hoạt hơn cho lĩnh vực nông nghiệp

Cần Thơ Các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị giải pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất