| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Ma-rốc

Thứ Sáu 13/08/2021 , 13:35 (GMT+7)

Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cho biết, nước này có nhu cầu lớn về cà phê, đặc biệt là cà phê chưa rang xay.

Xuất khẩu cà phê là một trong những hướng đi chủ đạo của nông sản Việt.

Xuất khẩu cà phê là một trong những hướng đi chủ đạo của nông sản Việt.

Chiều 12/8, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc tổ chức Phiên tư vấn trực tuyến về thị trường này. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 do Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương và một số Bộ, ban, ngành liên quan phối hợp thực hiện.

Theo ông Đỗ Việt Phương, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc, quốc gia châu Phi có nhu cầu lớn về cà phê, với mặt hàng chính là cà phê chưa rang xay để chế biến, phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Ma-rốc. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.

Trong 10 năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Ma-rốc phát triển tích cực. Kim ngạch hai chiều giữ đà tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ma-rốc gồm: gạo, hạt tiêu, dứa hộp, điện thoại và linh kiện, máy tính, cà phê, hải sản, gia vị nói chung, sản phẩm hóa chất, dệt may, giày dép…

Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cho biết, nông sản chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang quốc gia gần 40 triệu dân. Những mặt hàng chiếm ưu thế, là cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thực phẩm chế biến và gia vị các loại.

Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cho rằng, các doanh nghiệp trong nước nên quan tâm tới thị trường này. Bởi Ma-rốc có an ninh chính trị và xã hội ổn định bậc nhất khu vực. Ngoài ra, nước này có vị trí địa lý thuận lợi, gần Châu Âu và nằm trên tuyến giao thương nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Nếu chiếm lĩnh được thị trường, nông sản Việt có khả năng tiếp cận với thị trường các nước Châu Phi, Trung Đông và Châu Âu.

Một lý do nữa, Hiệp định Thương mại tự do Châu Phi (AfCFTA) được ký hồi tháng 3/2018, có hiệu lực từ 1/1/2021, đưa Châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thành lập. Đây là yếu tố thuận lợi để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Ma-rốc, trước khi mở rộng thị phần tới các nước lân cận.

Về phía Ma-rốc, người tiêu dùng nước này đánh giá cao các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Ông Đỗ Việt Phương, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc nhận xét, hàng hóa Việt Nam đủ sức tiếp cận tới mọi phân khúc thị trường Ma-rốc, từ bình dân đến trung, cao cấp.

"Tiềm năng xuất khẩu nông sản sang thị trường này rất lớn. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản nói chung và nông sản chế biến nói riêng của người dân Ma-rốc tương đối ổn định", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc nói.

Giàu tiềm năng nhưng thị trường Ma-rốc vẫn còn những thách thức. Thứ nhất, là sự cạnh tranh từ nông sản các nước Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ. Thứ hai, hàng rào thuế quan Ma-rốc đánh vào hàng hóa nhập khẩu nói chung, và hàng nông lâm thủy sản nói riêng cao, cá biệt có loại lên đến 60%. Thứ ba, khả năng thanh toán tại nhiều nơi còn hạn chế.

Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc khuyến cáo, trong hợp tác kinh doanh để tăng khả năng tuân thủ cam kết và độ tin cậy, doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác mua hàng đặt cọc cao, tối thiểu 25% giá trị lô hàng. Không chuyển trước cho đối tác mua hàng bất kỳ khoản tiền nào theo đề nghị của họ với bất cứ lý do gì.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.