| Hotline: 0983.970.780

ĐBQH hiến kế đào tạo lao động nông thôn

Thứ Ba 13/07/2010 , 09:09 (GMT+7)

Mấu chốt để thực hiện thắng lợi Nghị quyết TƯ7 là phải quan tâm một cách căn cơ đến đào tạo LĐNT

Nhiều ĐBQH rất quan tâm đến “lời hứa” thực hiện mạnh mẽ Nghị quyết TƯ7 về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn của Chính phủ và cho rằng, mấu chốt để thực hiện thắng lợi nghị quyết này là phải quan tâm một cách căn cơ đến đào tạo lao động nông thôn (LĐNT).   

Chạy theo số lượng, quên chất lượng

Tại kỳ họp QH vừa qua, ĐB Võ Tuấn Nhân (Quảng Ngãi) cho rằng, qua báo cáo của Chính phủ năm 2009 cho thấy, trong số 25 chỉ tiêu thì có 8 chỉ tiêu là không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực có 2 chỉ tiêu là tốc độ tăng tuyển mới đào tạo ĐH, CĐ, THCN thì chỉ đạt 9,3/11,4%, tốc độ tuyển mới THCN chỉ đạt 11,2/15,6%, chỉ tiêu tạo việc làm cũng chỉ đạt 1,51 triệu người/1,7 triệu lao động. Điều đó cho thấy vấn đề lao động việc làm chưa ổn, việc tăng trưởng kinh tế chưa tạo nên những chuyển biến tích cực về các yếu tố xã hội và môi trường.

Tôi rất lo ngại về thực tế dạy nghề cho nông dân hiện nay. Bây giờ, Chính phủ bắt đầu thực hiện đề án về đào tạo nghề cho nông dân, với mục tiêu là mỗi năm đào tạo 1 triệu nông dân. Nếu không cẩn thận, người dân nông thôn sẽ không được hưởng lợi nhiều từ đề án quan trọng này của Chính phủ. Thậm chí có thể gây ra những lãng phí không nhỏ- ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên)

Trong khi đó, ĐB Đỗ Thị Huyền Tâm (Bắc Ninh) thì chỉ ra rằng, chính những hạn chế về đào tạo nguồn nhân lực thời gian vừa qua là một trong những hạn chế của nền kinh tế. “Nguồn nhân lực chất lượng cao thì còn xa mới đáp ứng được yêu cầu, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao rất khó, hiếm. Còn lao động chất lượng phổ thông, lao động ở nông thôn thì quả là vấn đề nhức nhối, báo động".

Nhiều ĐBQH còn chỉ ra ngay địa phương mình các trung tâm dạy nghề cho nông dân mọc lên như nấm, trong khi cơ sở vật chất, nhất là cơ sở vật chất phục vụ thực hành nghề không được đầu tư hoặc chắp vá, chả khác đào tạo ĐH thời nay là mấy. Trong khi đó, các trung tâm đào tạo lại đi thuê cán bộ khắp nơi, thậm chí nhiều thành phần chưa thạo nghề đã về dạy cho nông dân, khiến chất lượng đào tạo lao động nông thôn kém hiệu quả, số người học xong tìm kiếm được việc làm ít, người dân ngày một mất niềm tin vào các trung tâm đào tạo này. “Tình trạng chạy theo số lượng, quên về chất lượng đang diễn ra khá phổ biến. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và người đào tạo chưa cao đã gây ra lãng phí không nhỏ”- ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) nói.  

Thực hiện nghị quyết TƯ7, mấu chốt là đào tạo nghề cho nông dân

ĐB Võ Tuấn Nhân cho rằng, Chính phủ cần phải quan tâm cân đối các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu xã hội và môi trường nhằm tạo nên sự cân bằng hài hoà trong các chỉ tiêu và hướng đến sự phát triển bền vững. Nếu vấn đề đào tạo nghề chỉ quan tâm như hiện nay thì khó giải quyết được cái gốc của vấn đề và mục tiêu chúng ta hướng tới là rút lao động nông thôn ra và đào tạo nông dân chuyên nghiệp làm nông nghiệp sẽ rất khó khăn.

Nhiều ĐB đặt một loạt câu hỏi như chất lượng đào tạo có tốt không? Nông dân đào tạo có chỗ làm việc không? Nông dân được đào tạo chuyên nghiệp rồi thì sản xuất có chuyên nghiệp không? Đất đai có đủ lớn để sản xuất chuyên nghiệp? Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hiện đại như thế nào để sản xuất chuyên nghiệp?...

“Tôi đồng tình với Chính phủ đã xác định 1 trong 7 giải pháp mà Chính phủ đưa ra báo cáo với QH và triển khai mạnh mẽ Nghị quyết TƯ7 về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn. Tuy nhiên, tôi thấy đây là giải pháp không chỉ thực hiện từ nay đến hết năm 2010 mà phải tiếp tục tiến hành lâu dài, căn cơ để phát triển Nông nghiệp - Nông thôn nước ta. Tôi cho rằng Chính phủ khi thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án nông nghiệp và nông thôn cần tiến hành chuẩn bị thật kỹ. Hai vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn và giải quyết lao động việc làm ở nông thôn phải gắn chặt chẽ với nhau. Chính phủ quan tâm đúng mức đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn thì cũng phải quan tâm đúng mức đến công tác dạy nghề cho nông dân”- ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) kiến nghị.

Theo ĐB Huỳnh Thị Hoài Thu (Đồng Tháp) thì Nghị quyết TƯ7 xác định đến năm 2020 phải đạt 50% người sản xuất lương thực đã qua đào tạo. Trong đó có nêu cụ thể tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh lương thực các cấp và đưa nội dung an ninh lương thực quốc gia vào các trường học. Đây là nội dung thiết thực, rất nên làm ở ĐBSCL- khu vực SX lương thực trọng yếu của đất nước.

Xem thêm
Xử lý lấn chiếm mặt nước để nhử vẹm trên sông Tắc, sông Quán Trường

UBND TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) chỉ đạo xử lý tình trạng tái lấn chiếm mặt nước để nhử vẹm không đúng quy định trên sông Tắc, sông Quán Trường.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.

Bình luận mới nhất