| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Chập chờn cúm gia cầm tái phát

Thứ Sáu 29/01/2010 , 10:40 (GMT+7)

Người nuôi đang tranh thủ xuất chuồng gia cầm bán tết đồng thời tái đàn vịt “đón đầu” vụ lúa ĐX sắp thu hoạch. Đây là điều kiện thuận lợi cho cúm gia cầm.

Người nuôi đang tranh thủ xuất chuồng gia cầm bán tết đồng thời tái đàn vịt “đón đầu” vụ lúa ĐX sắp thu hoạch. Đây là điều kiện thuận lợi cho cúm gia cầm.

Năm 2009, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 68 xã, phường, thị trấn của 34 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành ĐBSCL, tổng gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy trên 127.000 con. Hiện tại, dịch dịch cúm gia cầm đã có mặt trở lại tại 2 huyện của Cà Mau. Theo Cục Thú y, mặc dù dịch cúm tại Cà Mau đang được kiểm soát, các ổ dịch đã được bao vây, dập tắt ngay nhưng nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng rất cao. Bởi các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, điều kiện thời tiết bất lợi đã tạo thuận lợi cho virút tồn tại, phát tán.

Cơ quan Thú y vùng 6 cảnh báo, mặc dù gia cầm đã được tiêm vacxin nhưng vẫn có thể xảy ra dịch, không thể bảo hộ được 100%. Đó là chưa nói vẫn còn một số địa phương tỷ lệ tiêm phòng năm 2009 đạt rất thấp. Năm 2009, tỷ lệ tiêm vacxin của tỉnh Vĩnh Long trên đàn gà chỉ đạt 26,3%, trên vịt chỉ đạt 69,1%. Nguyên nhân do một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác này, chưa quản lý chặt tổng đàn gia súc, gia cầm. Người chăn nuôi thì chủ quan, khi xảy ra dịch mới cho thú y tiêm.

Ông Nguyễn Đức Mậu, Trưởng phòng NN- PTNT Cầu Ngang (Trà Vinh) nhận định: Do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm những năm gần đây nghề nuôi vịt đẻ, vịt chạy đồng có trầm lắng hơn. Đàn gia cầm của huyện hiện phát triển hơn 3 triệu con, chiếm hơn 60% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh, phần lớn là vịt chạy đồng, vịt đẻ. Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên đàn vịt luôn là nỗi lo canh cánh cho ngành nông nghiệp.

Ông Thạch Oanh, xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) hơn 10 năm nuôi vịt đẻ, vịt chạy đồng cho biết: Nghề này ở đây gần như cha truyền con nối và từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, bà con chúng tôi đã có ý thức hơn chuyện tiêm phòng. Hàng trăm hộ nuôi vịt ở đây giờ ai cũng sợ dịch cúm. Cái đáng lo là đàn vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến đổ bệnh cho đàn vịt địa phương thì chúng tôi chống đỡ làm sao được. Đàn gia cầm Trà Vinh hơn 4,8 triệu con, phần lớn là vịt. Hiện tại, Trà Vinh đang triển khai mô hình “trứng sạch” của DNTN Ba Huân (TPHCM) nhằm loại dần tập quán chăn nuôi cũ.

Bộ NN-PTNT đã ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm năm 2010. Cụ thể, 32 tỉnh, thành phố bắt buộc phải tiêm phòng vacxin cúm gia cầm, theo đó vực phía Bắc gồm 13 tỉnh; khu vực miền Đông Nam bộ có 5 tỉnh; khu vực ĐBSCL có 13 tỉnh.

Hà Tĩnh: Vận chuyển hơn 1.300 quả trứng từ vùng dịch

Ngày 26/1, tại xã Cẩm Bình - Cẩm Xuyên, Phòng CSMT (CA Hà Tĩnh) phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh, công an xã Cẩm Bình phát hiện và bắt giữ chiếc xe mang BKS 38H2-8903 đang vận chuyển 1.311 quả trứng vịt từ vùng dịch đưa đi tiêu thụ. Thú y đã tổ chức tiêu huỷ toàn bộ số trứng trên đồng thời xử phạt hành chính chủ buôn Trần Viết Dũng.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm