| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL hướng đến tăng trưởng xanh, nông nghiệp bền vững

Thứ Sáu 18/11/2022 , 17:12 (GMT+7)

Cần Thơ ĐBSCL kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, để thích ứng với biến đổi khí hậu.

TS. Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Vũ.

TS. Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ thảo luận tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Vũ.

Ngày 18/11, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Trường đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo, thảo luận giải pháp quản lý chất thải rắn hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn của vùng ĐBSCL, trong đó có nông nghiệp.

Trước đó, quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định "khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn đề sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất".

Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên, lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh họcvà hệ sinh thái. Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Giải pháp tái chế sử dụng, ủ phân Compost giúp chuyển hóa thành phần hữu cơ thành phân sinh học phục vụ cho nông nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn được diễn giả tham gia hội thảo quan tâm nhất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giải pháp tái chế sử dụng, ủ phân Compost giúp chuyển hóa thành phần hữu cơ thành phân sinh học phục vụ cho nông nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn được diễn giả tham gia hội thảo quan tâm nhất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại buổi thảo luận, TS. Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa môi trường, Đại học Cần Thơ đưa ra thực trạng chất thải rắn ước tính tại các tỉnh ĐBSCL thải ra đại dương từ 35,1 – 91,65 nghìn tấn/năm. Trong đó, có những nguyên nhân do quản lý các điểm tập kết chất thải rắn hiện chưa an toàn, dẫn đến ô nhiễm, mất mỹ quan và một số nguyên nhân khách quan khác. Phó trưởng Khoa Môi trường, Đại học Cần Thơ cũng đưa ra dẫn chứng còn tồn tại các điểm tập kết rác, trên đường giao thông, khu phố và nơi công cộng. Bên cạnh đó, trách nhiệm cộng đồng tại nguồn thải chất rắn chưa cao, ý thức của người dân về vấn đề tiết giảm, tái chế sử dụng chưa cao.

“Tôi mong rằng Hội thảo góp phần giúp các đối tác, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm các giải pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn thân thiện môi trường ở các đô thị, nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững cho thành phố Cần Thơ”, bà Trần Lê Mộng Châu, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Hoàng, các giải pháp xử lý chất thải rắn tại ĐBSCL hiện nay là, dự án đốt rác phát điện tại Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh... và đốt rác không phát điện vừa và nhỏ được lựa chọn nhiều nhất. Đồng thời, giải pháp tái chế sử dụng, ủ phân Compost giúp chuyển hóa thành phần hữu cơ thành phân sinh học phục vụ cho nông nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn được diễn giả tham gia hội thảo quan tâm nhất.

Cùng quan điểm, bà Trần Lê Mộng Châu, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ cho rằng: Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn ở Việt Nam đang là vấn đề nan giải, để giải quyết bài toán xử lý rác thải hiệu quả nhất thì các mô hình kinh tế tuần hoàn được khuyến khích phát triển và là xu hướng tất yếu trong tương lai. Việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải từ nông nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới đã mang lại hiệu quả lớn.

Còn theo TS. Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, nền nông nghiệp của TP Cần Thơ đang đứng trước cơ hội và thách thức trong kinh tế tuần hoàn. Ông Yên cho rằng, cơ hội là nắm bắt, học hỏi kinh nghiệm trong nước và của thế giới, doanh nghiệp được khuyến khích và tạo cơ chế phát triển trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ là ưu thế cho giảm thiểu các chất gây hiệu ứng nhà kính, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội.

GS. Stoffers Andreas, Giám đốc Tổ chức FNF tại Việt Nam tin rằng buổi hội thảo sẽ tạo động lực đáng kể để tiếp tục phát triển kinh tế xanh của Cần Thơ. Ảnh: Hoàng Vũ.

GS. Stoffers Andreas, Giám đốc Tổ chức FNF tại Việt Nam tin rằng buổi hội thảo sẽ tạo động lực đáng kể để tiếp tục phát triển kinh tế xanh của Cần Thơ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đưa ra đề xuất, cần xây dựng  hành lang pháp lý để tăng cường phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi sản xuất, có chính sách thu hút, tạo động lực để các doanh nghiệp, người nông dân đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn. Đồng thời, cần hình thành liên kết, vùng sản xuất lớn tập trung, liên kết chuỗi ngành hàng để có thể ứng dụng công nghệ mới, giải pháp tiên tiến, đầu tư đồng bộ các khâu trong chuỗi liên kết gắn với thị trường tiêu thụ, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân về phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đại diện nhà tài trợ hội thảo, GS. Stoffers Andreas, Giám đốc Tổ chức FNF tại Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam không chỉ đáng được hoan nghênh mà còn phải được khuyến khích hết sức có thể. Tăng trưởng kinh tế một mức độ nhất định nào đó sẽ dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức về môi trường. Cá nhân ông rất ngưỡng mộ những bước tiến vượt bậc của đất nước Việt nam kể từ sau Đổi mới.

Giám đốc Tổ chức FNF tại Việt Nam tin rằng, Việt Nam có thể mạnh mẽ đối phó tốt với các vấn đề môi trường. Một Việt Nam giàu mạnh cũng sẽ có thể chung sống với biến đổi khí hậu, điều mà đã tồn tại từ buổi bình minh của loài người. Vì lý do này, FNF ủng hộ Việt Nam trên con đường chính sách kinh tế tự do. Chính sách môi trường là một phần của vấn đề này.

Kinh tế nông nghiệp tuần giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kinh tế nông nghiệp tuần giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo GS. Stoffers Andreas, Giám đốc Tổ chức FNF tại Việt Nam, hội thảo của chúng ta hôm nay tập trung vào thực trạng quản lý chất thải rắn ở Cần Thơ và ĐSBCL, kinh tế tuần hoàn và chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn, vai trò của thanh niên trong kinh tế tuần hoàn dưới tác động của biến đổi khí hậu…

Bên cạnh đó, hội thảo cũng đề cập đến các khía cạnh của quản lý rác thải thông minh thông qua các ứng dụng phần mềm,  ý tưởng khởi nghiệp cũng như các sinh kế từ rác thải nông nghiệp. Tất cả những chủ đề này đều rất phù hợp cho sự phát triển hơn nữa của Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Dựa trên những nội dung liên quan này, tôi tin rằng hội thảo của chúng ta hôm nay sẽ tạo động lực đáng kể để tiếp tục phát triển kinh tế xanh của Cần Thơ.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

NESCAFÉ Plan giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính tới 30%/kg cà phê

Chương trình NESCAFÉ Plan được Nestlé Việt Nam triển khai tại Tây Nguyên trên cơ sở hợp tác với Bộ NN-PTNT nhằm hỗ trợ nông dân trồng cà phê thực hành nông nghiệp tái sinh.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.