| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nông dân ồ ạt thu hoạch tôm sớm do lo ngại ảnh hưởng Covid 19

Thứ Năm 15/07/2021 , 09:28 (GMT+7)

Những ngày qua nhiều nông dân tại ĐBSCL đã ồ ạt thu hoạch tôm sớm hơn kế hoạch do lo sợ dịch bệnh Covid-19 bùng phát đầu ra khó khăn do giãn cách.

Nhiều ông dân lo sợ dịch bệnh bùng phát, nên thu hoạch tôm nuôi sớm hơn kế hoạch. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều ông dân lo sợ dịch bệnh bùng phát, nên thu hoạch tôm nuôi sớm hơn kế hoạch. Ảnh: Trọng Linh.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng phức tạp, lo ngại đầu ra sẽ khó khăn nên nhiều nông dân nuôi tôm ở ĐBSCL đang thu hoạch tôm sớm dẫn đến lượng cung lớn, khiến giá tôm giảm.

Tại Tiền Giang, tỉnh có diện tích ao nuôi tôm biển khoảng 4.000 ha, tập trung ở huyện Tân Phú Đông và huyện Gò Công Đông. Trong số này, có 90% ao tôm nuôi thẻ chân trắng. Đặc biệt, 10% trong tổng diện tích nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp đều đạt hiệu quả cao. Do thời tiết thuận lợi nên vụ tôm này, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng phần lớn đều trúng mùa. Đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao sản lượng đạt từ 50 tấn đến 60 tấn/ha.

Ông Ngô Minh Tuấn, chủ trang trại nuôi 30 ha tôm thẻ chân trắng công nghệ cao liên kết sản xuất với Công ty cổ phần CP Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang, tại xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho biết, do thu hoạch ồ ạt nên giá giảm nhưng vẫn đảm bảo có lãi.

“Tôi đang đang thu hoạch tôm mấy ngày nay. Sản lượng lớn nên các nhà máy thu mua tiêu thụ không kịp. Ba tuần trước, tôm 30 con/kg tôi bán giá 155.000 đồng/kg, nay giảm còn 130.000 đồng, giảm 25.000 đồng/kg. Do nhà máy bị áp lực, xuất khẩu được nhưng do bà con thấy dịch Covid-19 ai cũng bán nên quá nhiều, cung vượt cầu. Tôm công nghệ cao thì trúng mùa, sản lượng cao. Vụ này cũng có lãi nhưng thấp. Nguyên nhân chi phí đầu vào như thức ăn, vật tư đều cao”, ông Ngô Minh Tuấn cho biết.

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Hiện nay, Tiền Giang không có nông sản ùn ứ phải giải cứu. Sở NN-PTNT đang phối hợp với Sở Công thương, GTVT tạo luồng xanh tiêu thụ nông sản, phân phối cho TP.HCM.

Do nông dân ồ ạt thu hoạch tôm thẻ chân trắng loại 30 con/kg tuần này tại Tiền Giang tiếp tục giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với tuần qua và giảm khoảng 25.000 đồng/kg so với tháng trước. Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng ở khoảng 130.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi nhưng không cao so với các năm trước.

Ghi nhận của PV NNVN, ngày 13/7 giá tôm nuôi vẫn đang ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Ghi nhận của PV NNVN, ngày 13/7 giá tôm nuôi vẫn đang ổn định. Ảnh: Trọng Linh.

Tại Bạc Liêu, hiện nay thời tiết ổn định, rất thuận lợi cho tôm nuôi phát triển. Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu cho biết: Hiện nay, diện tích tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang phát triển rất tốt, nhiều mô hình tôm nuôi được áp dụng hiệu quả, trong đó có nhiều mô hình nuôi chỉ trên 85 ngày tôm đã đạt 30 con/kg, có thể nói vụ tôm nay nông dân thu hoạch đạt năng suất cao.

Ông Khởi khuyến cáo, bà con nông dân nên yên tâm nuôi vì hiện tại giá tôm vẫn đang ở mức cao không có chuyện thương lái ngưng thu mua. Ngoài ra, thời tiết rất thuận lợi để người dân nuôi theo kích cỡ theo kế hoạch của mình. Hiện nay việc đi lại khó khăn một số người đã lợi dụng cơ hội này ép giá nông dân. Nhưng thực tế theo bảng giá tôm từ các công ty thu mua trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang ổn định, thậm trí có loại tăng lên.

Bà Trần Mỹ Lệ (ấp Bửu Đông, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết: Vụ tôm năm nay gia đình thả nuôi hai ao tôm, một ao nuôi 700m2 và một ao nuôi 1.000m2. Tôm nuôi được 85 ngày đạt từ 25 -30 con/kg, thương lái thu mua với giá 128.000 đồng/kg. Với hai ao nuôi, có diện tích 1.700m2 bà Lệ thu hoạch trước sau được hơn 10 tấn tôm, trừ chi phí lãi hơn 650 triệu đồng.

“Hiện gia đình tôi đang cải tạo mở rộng thêm 4ha ao nuôi tôm để chuẩn bị thả nuôi cho vụ nuôi tới. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh không giảm thì tôi rất đắn đo có nên đầu tư thả nuôi hay không vì chi phí quá lớn”, bà Lệ cho biết thêm.

Trong 6 tháng đầu năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt trên 132.300 ha. Nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh 7.121 ha, quảng canh cải tiến kết hợp 113.843 ha, cá và thủy sản khác 1.966 ha.

Box: Giá tôm áp dụng trên địa tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ngày 13/7/2021 như sau: Tôm thẻ loại 20 ao bạt có giá 204 - 205 ngàn đồng/kg, ao đất 212 -213 ngàn đồng/kg. Tôm loại 25 con ao bạt có giá 153 – 155 ngàn đồng/kg, ao đất 160 - 161 ngàn đồng/kg. Tôm loại 30 con ao bạt có giá 131 – 132 ngàn đồng/kg, ao đất 135 – 136 ngàn đồng/kg. Tôm loại 40 con ao bạt có giá 116 -117 ngàn đồng/kg, ao đất có giá 118 – 119 ngàn đồng/kg. Tôm loại 100 con ao bạt có giá 80 – 81 ngàn đồng/kg, ao đất 88 – 89 ngàn đồng/kg. 

    Tags:
Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.