| Hotline: 0983.970.780

Để bưởi Đoan Hùng sai quả, chất lượng tốt

Thứ Hai 23/12/2019 , 08:52 (GMT+7)

Thời gian gần đây, nhiều vườn bưởi ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ cho thu hoạch khá nhưng cũng không ít vườn thất bại.

08-45-47_dsc_2943
Bón phân Lâm Thao tăng năng suất, chất lượng bưởi Đoan Hùng.

Chúng tôi xin được giới thiệu sự tư vấn của TS. Ngô Vĩnh Viễn, nguyên Viện trưởng Viện BVTV, TS Cao Văn Chí, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi và KS Phạm Đức Thành, Phó trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

1. Cách tỉa cho cây bưởi sau thu hoạch như thế nào là đúng?

TS Cao Văn Chí trả lời: Quan trọng nhất sau thu hoạch bưởi là bà con phải cắt tỉa bớt cành để làm thoáng cây, tạo tán đón ánh nắng, tăng khả năng quang hợp cho cây. Bà con lưu ý sử dụng dao kéo cắt tỉa chuyên dụng, cắt theo hình chữ Y (khai tâm) để ánh nắng lọt được vào sâu bên trong tán. Độ cao thích hợp của tán cao nhất từ 3 – 3,5 m so với mặt đất. Cắt bỏ cành khô, kém dinh dưỡng.

2. Nên tưới nước vào thời điểm nào là phù hợp?

TS Cao Văn Chí trả lời: Cây bưởi thuộc giống cây có múi, đặc tính của giống này vừa cần nước nhưng cũng rất sợ nước. Cần nước ở giai đoạn ra hoa đậu quả vào mùa khô từ Tết âm lịch cho đến mùa mưa. Sợ nước giai đoạn ra lộc đông vào mùa mưa và mùa đông.

3. Trên cùng 1 cây nhưng có cành nhìn cằn cỗi hơn các cành khác và cây bị nấm tấn công chết khô thì nên xử lý thế nào?

TS Cao Văn Chí trả lời: Cây có múi cần từ 13 – 15 dưỡng chất để quả đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Cành nhìn cằn cỗi hơn bản chất do thiếu chất dinh dưỡng. Việc cây thiếu chất dinh dưỡng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, do chưa tạo tán cho cây; Thứ hai, bón không đủ lượng dinh dưỡng hoặc bón đủ nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến rễ cây không hút được dinh dưỡng (do quá trình chăm sóc làm tổn thương rễ tơ khiến vỏ dưới gốc bị hỏng dần dần hoặc do nấm tấn công khiến dinh dưỡng không lưu thông được); Thứ ba, tưới nước không đúng thời điểm hoặc thừa hoặc thiếu.

Phải bảo vệ rễ tơ, vào mùa mưa: Phun phòng trừ sâu bệnh và quét vôi dưới gốc cây (hoặc trộn vôi với phân chuồng bón lót phục hồi) do vôi cải tạo lý tính đất rất tốt nhưng lưu ý không được bón quá nhiều, tỷ lệ hòa nước 1kg vôi/20 lít nước. Những cành nào kém dinh dưỡng quá thì cắt bỏ, nếu bị cả cây do nấm thì phải tiến hành cải tạo đất bằng cách trồng cây ngắn ngày (đậu, lạc) trong 2 năm kèm cải tạo đất sau đó mới tiến hành trồng mới.

4. Tôm bưởi bị khô

TS Cao Văn Chí trả lời: Bản chất là do quả bưởi thiếu dinh dưỡng, cần bổ sung dinh dưỡng theo đúng khuyến cáo.

5. Tưới nước bằng biogas có được không?

TS Cao Văn Chí trả lời: Cây cần nước chứ không cần biogas. Ở các vùng nông thôn có chăn nuôi thì biogas rất nhiều. Trong biogas có hàm lượng đạm cao nhưng lượng vi khuẩn rất lớn. Nếu muốn sử dụng biogas, bà con phải bổ sung thêm nấm đối kháng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, đồng thời hòa biogas vào nước theo tỷ lệ 1:10 và đặc biệt chỉ được tưới vào mùa đông với lượng ít.

6. Sử dụng đậu tương làm phân hữu cơ?

TS Ngô Vĩnh Viễn trả lời: Đậu tương được trồng rất nhiều trong vụ đông, bà con hoàn toàn có thể sử dụng phần thừa sau thu hoạch đậu tương làm phân hữu cơ. Cách 1, bà con tủ trực tiếp vào gốc cây bưởi. Cách 2, bà con làm phân xanh nhưng đặc biệt lưu ý phải bổ sung thêm nấm đối kháng tiêu diệt sâu bệnh.

7. Thụ phấn bổ sung đúng cách?

Nhiều bà con thắc mắc: Thụ phấn bằng cách cho phấn của cây bưởi chua vào bình nước rồi xịt trực tiếp lên cây bưởi có được không?

TS Cao Văn Chí trả lời: Không khuyến cáo làm theo cách này, vì phấn hoa sẽ bị bết lại, hiệu quả thụ phấn không cao. Bà con nên cho vào súng bắn vì lực tạo ra phù hợp để phấn chui được vào đầu nhụy. Thời gian thụ phấn bổ sung thích hợp từ 9 – 10h sáng. Bà con cũng cần tuyệt đối tuân thủ theo quy trình chăm sóc như hướng dẫn trên vì nếu thiếu dinh dưỡng, quả bưởi con vẫn sẽ bị rụng.

8. Các bệnh hay gặp trên bưởi và biện pháp phòng trừ?

TS Ngô Vĩnh Viễn trả lời: Một vài loại sâu và nấm hay gặp trên cây có múi: Sâu vẽ bùa, thời gian gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, gây hại nhiều vào tháng 7,8,9. Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu.

Triệu trứng: Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non, đặc biệt ở các vườn ươm giai đoạn 1 – 2 tuổi. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Biện pháp phòng trừ: Tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ. Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.

Biện pháp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong - tự nhiên, nhân nuôi thiên địch như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao. Sử dụng thuốc SAIRIFOS 585EC, SAIMIDA 100SL, LANCER 50SP, SHERZOL 205EC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC… để phòng trị. Nên phun thuốc hoặc dầu khoáng ngay khi chồi mới nảy dài khoảng 2 - 4cm. Bệnh chảy mủ triệu trứng trên vỏ thân có đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, vết bệnh chuyển màu nâu đỏ, vỏ bị nứt và chảy ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu, làm lá vàng héo và rụng dần. Trên quả có xỉ mủ.

Biện pháp phòng trừ: Trên thân: Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, cành vô hiệu, cành sâu bệnh,… giúp cây thông thoáng, bón phân chuồng hoai mục, dùng vôi quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.

Khi phát hiện bệnh nên cạo sạch phần nhựa chảy và phần gỗ bị hư, sử dụng các loại thuốc hóa học: Aliette 80WP, Mataxyl 500WP, Ridomil-Gold 68WP quét trên thân, 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. Trên quả: Phun thuốc diệt bọ xít, ruồi vàng…

Ve sầu nên để hay bắt? Ve sầu xuất hiện khi bưởi đang rộ quả. Không chỉ xuất hiện trên cây bưởi mà cây trồng nào cũng bị. Ve sầu có vòng đời dồi dào (từ 1 – 10 năm), là côn trùng gây hại đặc biệt cho rễ. Bà con cần bắt để hạn chế trứng cho vụ sau. Với những cây trồng lâu năm (từ 5 năm trở lên) cần bón bổ sung 80kg phân chuồng hoai mục/cây…

08-45-47_dsc_2990
Bưởi sạch Đoan Hùng lên siêu thị.

9. Bón phân đúng cách cho cây bưởi

KS Phạm Đức Thành trả lời: Muốn bưởi đạt được năng suất, chất lượng cao cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng theo nguyên tắc 4 đúng:

-Đúng chủng loại, không được bón thừa tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường, cũng không nên bón thiếu để cây đạt được năng suất cao nhất.

-Đúng thời điểm: Bón khi đất đủ ẩm, không nên bón vào lúc trời nắng tránh bốc hơi, trời mưa tránh rửa trôi.

-Đúng phương pháp: Bà con xới qua đất xung quanh tán với độ sâu từ 5-7 phân tránh tổn thương bộ rễ, rải phân theo chiều thẳng tán xuống (hình vành khăn).

Phân bón khác những loại hàng khác là phải đến cuối vụ khi cây không đạt năng suất như mong muốn mới biết được mình đã mua phải phân giả hoặc phân kém chất lượng. Vừa mất tiền mua vật tư, vừa mất tiền do bưởi năng suất chất lượng không đảm bảo.

Để tránh mua phải phân giả, phân kém chất lượng, bà con nên mua của các hãng có thương hiệu, uy tín trên thị trường. Bà con cũng cần lưu ý một vài đặc điểm nhận dạng thương hiệu chính, ví dụ của phân bón Lâm Thao là logo 3 nhành cọ xanh có răng cưa kèm chữ Lâm Thao. Ngoài ra, bà con cũng cần xem kĩ hàm lượng công bố trên mặt sau bao bì và mua tại các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm