| Hotline: 0983.970.780

De Heus khánh thành Nhà máy thức ăn tôm Vĩnh Long công suất 50.000 tấn

Thứ Tư 06/03/2024 , 21:04 (GMT+7)

Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long khẳng định chiến lược đầu tư dài hạn và nghiêm túc của De Heus vào mảng sản xuất thức ăn tôm chuyên sâu.

Lễ khánh thành Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long ngày 5/3/2024. Ảnh: De Heus.

Lễ khánh thành Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long ngày 5/3/2024. Ảnh: De Heus.

Ngày 5/3, Lễ khánh thành Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long diễn ra tại Khu IV tuyến công nghiệp Cổ Chiên, ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Buổi lễ có sự tham dự của ông Daniel Stork, Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP. HCM; ông Bùi Văn Nghiêm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long; ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long; ông Co de Heus, CEO tập đoàn Hoàng gia De Heus và ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam.

Bên cạnh đó, buổi lễ còn có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương và hơn 1.100 khách hàng, đối tác, cơ quan báo chí cùng đại diện của Tập đoàn De Heus.

Sự kiện khánh thành Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long đã khẳng định về định hướng chiến lược đầu tư dài hạn và nghiêm túc của De Heus vào mảng sản xuất thức ăn tôm chuyên sâu với nhà máy sản xuất riêng biệt.

Điều đó khẳng định De Heus mong muốn trở thành công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn cho cả thủy sản nước mặn và nước ngọt.

Nhà máy thức ăn tôm De Heus Vĩnh Long được xây dựng với tổng diện tích 29.300 m2, có tổng công suất thiết kế đạt 50.000 tấn/năm với 5 dây chuyền sản xuất chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn dành cho tôm.

Các khách mời được tham quan dây chuyền sản xuất những sản phẩm chất lượng cao cho người nuôi tôm của De Heus. Ảnh: De Heus.

Các khách mời được tham quan dây chuyền sản xuất những sản phẩm chất lượng cao cho người nuôi tôm của De Heus. Ảnh: De Heus.

Tất cả các sản phẩm tại đây được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất từ châu Âu và Mỹ. Toàn bộ quy trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 22000, BAP và GLOBALG.A.P.

Lễ khánh thành Nhà máy De Heus Vĩnh Long là một sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan.

Phát biểu tại sự kiện, ông Daniel Stork, Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP. HCM cho rằng: “Đây không chỉ đơn thuần là một nhà máy sản xuất thức ăn tôm mà còn là một đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế địa phương và ngành nuôi trồng thủy sản tại đây”.

Bằng việc cung cấp các sản phẩm thức ăn chất lượng, nhà máy sẽ hỗ trợ người nuôi tôm, cải thiện sản lượng và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng. Đây cũng sẽ là một bước tiến lớn hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế ở Vĩnh Long cũng như các khu vực lân cận.

Ông Co de Heus, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng phát triển của ngành tôm.

“Nhằm hỗ trợ người nuôi tôm Việt Nam, chúng tôi cung cấp nguồn thức ăn chất lượng cao, chuyển giao kiến thức chuyên môn và mở rộng các kênh thị trường.

Hiểu được những thách thức như biến đổi khí hậu và dịch bệnh, chúng tôi luôn hướng đến các giải pháp bền vững, chú trọng bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ tiên tiến vì sự phát triển lâu dài của ngành nuôi tôm Việt Nam”, ông Co de Heus cho biết.

Ông Co de Heus, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng phát triển của ngành tôm. Ảnh: De Heus.

Ông Co de Heus, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus khẳng định niềm tin vững chắc vào tiềm năng phát triển của ngành tôm. Ảnh: De Heus.

Nhấn mạnh thêm điều này, ông Johan van den Ban, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam bày tỏ sự hân hạnh được chào đón các đối tác quan trọng trong ngành tôm Việt Nam và toàn cầu tại sự kiện.

“Với khoản đầu tư này, chúng tôi một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài của mình đối với thị trường nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.

Cùng với các đối tác trong toàn bộ chuỗi giá trị, chúng tôi sẵn sàng hợp tác để phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam, đồng hành cùng những người nuôi tôm độc lập. Vì tôm khỏe, trang trại xanh và lợi nhuận bền vững cho tất cả các bên”, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam chia sẻ.

Tất cả những nỗ lực này đều hướng đến mục tiêu xây dựng một ngành nuôi tôm bền vững, tối ưu hóa năng suất và đặc biệt là bảo vệ môi trường, đồng thời vẫn đủ khả năng cạnh tranh và đáp ứng được những yêu cầu của thị trường quốc tế.

Tại buổi khánh thành, các khách mời đã có cơ hội tham quan dây chuyền sản xuất những sản phẩm chất lượng cao cho người nuôi tôm tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của De Heus.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.