| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị 3 Bộ ngăn chặn buôn lậu động vật qua biên giới

Thứ Tư 24/01/2024 , 19:32 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT ra văn bản đề nghị Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan và tỉnh Long An ngăn chặn nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

Một xe chở heo nhưng không kẹp chì đang di chuyển hướng Lộc Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Trung.

Một xe chở heo nhưng không kẹp chì đang di chuyển hướng Lộc Ninh - Bình Dương. Ảnh: Trần Trung.

4 văn bản của Bộ NN-PTNT nêu rõ, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và phản ánh của các cơ quan truyền thông, thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới các tỉnh miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là qua biên giới với Campuchia, Lào.

Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh lở mồm long móng (LMLM), viêm da nổi cục (VDNC), dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), tai xanh, cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, nguy cơ động vật được cho ăn chất cấm để kích thức tăng trưởng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo rất cụ thể, đặc biệt Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 7/7/2020 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 -2025”; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025” và Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022-2030”; Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, giai đoạn 2019 -2025”, Công điện số 426/CĐ-TTg ngày 18/5/2023, Công điện số 694/CĐ-TTg ngày 01/8/2023 và Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đã có nhiều văn bản về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam.

Đề nghị lực lượng công an lập chuyên án đấu tranh

Để chấm dứt ngay tình trạng nêu trên, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công an phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới tại các tỉnh miền Nam vào Việt Nam, cụ thể:

1. Chỉ đạo lực lượng công an, đặc biệt tại các tỉnh có chung biên giới với Campuchia và Lào phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT và chính quyền các địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở.

2. Chỉ đạo lực lượng công an lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán trâu, bò, lợn và gia cầm nhập lậu qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng trâu, bò, lợn và gia cầm vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đề nghị Bộ đội Biên phòng, Hải quan đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm

Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới tại các tỉnh miền Nam vào Việt Nam, cụ thể:

1. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, đặc biệt tại các tỉnh có chung biên giới với Campuchia và Lào phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở.

2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng có phương án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống nhập lậu qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống buôn bán, vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong toàn quân tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cư dân khu vực biên giới trong công tác phòng chống dịch, phòng ngừa gian lận thương mại và vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn và gia cầm qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng trâu, bò, lợn và gia cầm vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới tại các tỉnh miền Nam vào Việt Nam, cụ thể:

1. Chỉ đạo lực lượng Hải quan phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT và chính quyền các địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y.

2. Chỉ đạo lực lượng Hải quan đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, buôn bán trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống nhập lậu qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.