| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị khởi tố đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội

Thứ Tư 26/07/2023 , 06:30 (GMT+7)

TP.HCM 6 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp chậm đóng BHXH là trên 82.000 đơn vị với số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT là 6.222 tỷ đồng.

Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có hơn 82.258 doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Bảo hiểm xã hội TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có hơn 82.258 doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT. Ảnh: Nguyễn Thủy.

UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu Bảo hiểm xã hội TP.HCM (bảo hiểm xã hội TP.HCM) phối hợp với Công an TP.HCM thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp để giải quyết tình hình chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu Công an TP.HCM phối hợp Bảo hiểm xã hội TP.HCM xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một vài đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, theo điều 216 Bộ luật Hình sự; hoặc yêu cầu các doanh nghiệp chậm đóng xây dựng kế hoạch cam kết và thực hiện nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo tiến độ.

Để chính sách bảo hiểm phát huy hiệu quả với vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, kịp thời xử lý các vi phạm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, UBND TP.HCM yêu cầu bảo hiểm xã hội TP.HCM chủ động đề xuất phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 

Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với UBND quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và bảo hiểm xã hội TP.HCM xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết chi trả các chế độ chính sách để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. 

Yêu cầu này được UBND TP.HCM đưa ra trước bối cảnh thực trạng nợ bảo hiểm xã hội trên địa bàn TP.HCM chưa có chiều hướng giảm.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM có hơn 82.258 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế với tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Trong đó, có hơn 40.000 đơn vị chậm đóng dưới 3 tháng với số tiền chậm đóng hơn 1.632 tỉ đồng; hơn 7.000 đơn vị chậm đóng từ 3 đến dưới 6 tháng với số tiền chậm đóng hơn 423 tỉ đồng; hơn 5.000 đơn vị chậm đóng từ 6 tháng đến dưới 12 tháng với số tiền chậm đóng hơn 569 tỉ đồng. Đáng lưu ý, có gần 29.500 đơn vị chậm đóng từ 12 tháng trở lên với số tiền chậm đóng hơn 3.392 tỉ đồng.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.