| Hotline: 0983.970.780

Đề phòng xâm nhập mặn lẫn triều cường dịp Tết Nguyên đán

Thứ Năm 08/02/2024 , 10:23 (GMT+7)

Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long đề nghị các địa phương tăng cường phòng chống nguy cơ xâm nhập mặn và triều cường trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc chủ động phòng, chống, ứng phó với tình hình thời tiết, triều cường, xâm nhập mặn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Đề phòng hai mối nguy

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, nắng nóng, xâm nhập mặn ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, tương đương với năm 2020 - 2021. Trong thời kỳ cao điểm, khoảng tháng 2 - 4/2024, có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trùng với kỳ triều cao nước 30 tháng Chạp âm lịch, do đó triều cường có thể lên cao bất thường gây thiệt hại như đã từng xảy ra vào ngày 25/1/2023 (ngày mùng 4 Tết Quý Mão). Ảnh: Minh Đảm.

Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trùng với kỳ triều cao nước 30 tháng Chạp âm lịch, do đó triều cường có thể lên cao bất thường gây thiệt hại như đã từng xảy ra vào ngày 25/1/2023 (ngày mùng 4 Tết Quý Mão). Ảnh: Minh Đảm.

Tại Vĩnh Long, mực nước trên sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận và trạm Cần Thơ trên sông Hậu từ ngày 4 - 7/2 (tức ngày 25 đến ngày 28/12 âm lịch) lên chậm, từ ngày 8 - 14/2 lên nhanh nhưng đỉnh triều không cao. Mực nước cao nhất vào ngày 12 - 13/2 (tức ngày 3 - 4 tháng Giêng âm lịch năm Giáp Thìn) ở mức trên báo động I khoảng 5 - 8cm, sau đó xuống theo kỳ triều.

Bên cạnh đó, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trùng với kỳ triều cao nước 30 tháng Chạp âm lịch, do đó triều cường có thể lên cao bất thường gây thiệt hại như đã từng xảy ra vào ngày 25/1/2023 (ngày mùng 4 Tết Quý Mão).

Về xâm nhập mặn, độ mặn trên các sông chính trong tỉnh Vĩnh Long tăng dần từ ngày 4/2 và đạt đỉnh mặn vào khoảng từ ngày 8 - 10/2 cao hơn cùng thời kỳ tháng 1/2024 nhưng thấp hơn so với cùng thời kỳ năm 2023 và cao hơn trung bình nhiều năm. Sau đó, từ ngày 11 - 14/2 độ mặn có xu hướng giảm dần.

Cụ thể, trên sông Cổ Chiên tại xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, cách cửa sông khoảng 50 - 52km, dự báo độ mặn cao nhất khoảng 3‰ (xuất hiện ngày 8 - 10/2), sau đó giảm dần theo kỳ triều.

Trên sông Hậu, tại xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn cách cửa sông khoảng 60 - 64km, dự báo độ mặn cao nhất khoảng 1,5‰ (xuất hiện ngày 8 - 10/2), sau đó giảm dần theo kỳ triều.

Vận động nhân dân phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: Minh Đảm.

Vận động nhân dân phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Ảnh: Minh Đảm.

Vui xuân không quên nhiệm vụ

Nhằm chủ động phòng, chống, ứng phó với diễn biến của sạt lở bờ sông, triều cường, nắng nóng và xâm nhập mặn dịp Tết Giáp Thìn 2024, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 485/UBND-KTNV ngày 24/1/2024 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến của triều cường, nắng nóng, xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, nhất là tại các điểm có nguy cơ bị sạt lở và đã sạt lở trong thời gian gần đây và thường xuyên cập nhật, phổ biến thông tin đến với người dân. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra mực nước, đo độ mặn thường xuyên, vận hành các công trình thủy lợi để lấy nước ngọt và trừ nước tối đa vào hệ thống kênh, rạch, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất, dân sinh khi độ mặn xuống thấp.

Đối với cây trồng vụ đông xuân 2023 - 2024, tranh thủ nguồn nước ngọt đảm bảo để tưới cho diện tích đã xuống giống; vận động nhân dân phối hợp với chính quyền và các cơ quan quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tranh thủ lấy, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chủ động phòng, chống, ứng phó ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và dân sinh…

“Tổ chức trực ban nghiêm túc với phương châm “Vui Xuân không quên nhiệm vụ” thường xuyên báo cáo về Sở NN-PTNT (qua Chi cục Thủy lợi) để theo dõi, tổng hợp, kịp thời chỉ đạo ứng phó khi có tình huống xảy ra”, công văn nhấn mạnh.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.