Giống KM94, KM505 biểu hiện rất ít triệu chứng bệnh khảm. Trình tự của hệ gen virus thuộc DNA-A là 2725 nucleotides và virus thuộc DNA-B là 2734 nucleotides đã được công bố; chưa xác định gen kháng virus trong hệ gen cây sắn (Ndunguru và ctv. 2015).
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra dịch khảm lá sắn vùng Đông Nam Bộ |
Bài học thành công của ngành nông nghiệp VN trong quản lý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa do rầy nâu là vec tơ có thể được vận dụng trong trường hợp này.
Chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý như sau:
Truyền thông đại chúng: Tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới từng người dân trồng sắn về mức độ nguy hai của bệnh khảm lá sắn do virus (CMD) gây ra. Nắm thông tin dữ liệu hàng tuần trên đồng ruộng vùng sản xuất sắn, để phát hiện sớm, xử lý kịp thời những diện tích nhiễm bệnh.
Kiểm dịch thực vật: Nghiêm cấm mua bán, vận chuyển giống từ vùng có dịch sang nơi khác (kể cả mua bán các sản phẩm từ cây sắn).
Quản lý quần thể bọ phấn trên đồng ruộng trồng sắn, giống như chỉ đạo quản lý rầy nâu trên ruộng lúa. Hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phun phòng trừ môi giới (bọ phấn) khi mật số côn trùng gây hại đến ngưỡng cực trọng. Không được sử dụng thuốc ngoài tầm kiểm soát của chuyên ngành BVTV tại chỗ (ngưỡng cực trọng là bao nhiêu con/m2 cần được ngành BVTV xác định).
Theo nghiên cứu của ĐH Cần Thơ, các loại thuốc hoá học để diệt rầy phấn trắng như có thể được sử dụng là: Applaud 10WP, Baythroid 5SL, Trebon 10EC, Pegasus 500SC, Canon 100SL, Hopkill 50ND, Carmethrin 25EC, Deltox 2, 5EC, Fentox 25EC và các loại thuốc gốc sinh học như Beauveria bassiana (Muskardin)… kết hợp với dầu khoáng. Bọ phấn có tính kháng thuốc rất cao.
Xây dựng hệ thống cung cấp hom sắn khỏe, giống như hệ thống giống lúa xác nhận phải từ nguồn nguyên chủng và siêu nguyên chủng. Nhân nhanh các giống ít nhiễm bệnh phục vụ sản xuất như KM94, KM505. Xây dựng hệ thống sản xuất sắn trên nền tảng đa dạng sinh học, đa dạng di truyền
Ứng dụng công nghệ sinh thái: Bố trí mùa vụ hợp lý, tại các thời điểm quần thể bọ phấn có mật số thấp để hạn chế sự lan truyền trên đồng ruộng; trồng xen ngô, hoặc lạc trong ruộng sắn để bổ sung nguồn thiên địch tiêu diệt bọ phấn; xây dựng các mô hình canh tác bền vững, quản lý tổng hợp ICM, IPM có xử lý đất, giống hạn chế sự phát triển của bọ phấn. Nhân nhanh các loài ong ký sinh thả ra ngoài đồng ruộng để kiểm soát môi giới truyền bệnh (bọ phấn). Phải xây dựng những đề tài nghiên cứu theo hướng này.
Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) điều phối các Viện trực thuộc tập trung nghiên cứu quản lý dịch hại tổng hợp trong trường hợp con Bemisia tabaci và giống kháng bệnh.
Bên cạnh đó, nghiên cứu biện pháp canh tác theo hướng phát triển bền vững trên vùng trồng sắn; tổ chức nhóm nghiên cứu theo chuyên đề có chiều sâu như hệ gen học, công nghệ sinh thái, virus học đối với chủng Sri Lankan Mosaic virus – chủ lực là Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm), Viện BVTV, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Tài nguyên Thực vật.
Trước mắt, tiến hành khảo nghiệm và đánh giá tính chống chịu bệnh khảm lá (CMD) của 160 dòng sắn bản địa và giống chọn tạo trong nước tại vùng dịch bệnh (2018). Đồng thời, tiến hành nghiên cứu quần thể thiên địch và ký sinh của bọ phấn một cách thận trọng, làm đa dạng sinh học vùng sản xuất sắn.
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ học vị cao về “virology”: Hiện VAAS rất thiếu chuyên gia thạo nghề trong lĩnh vực này.