| Hotline: 0983.970.780

Đêm chung kết cứu vớt cả mùa

Thứ Ba 23/04/2013 , 10:37 (GMT+7)

Sau mùa giải thành công vào năm 2012 với nhiều thí sinh “tài, độc, lạ” và cả những chuyện scandal bên lề, tưởng như, chương trình “Tìm kiếm tài năng” sẽ nhanh chóng bứt phá ở mùa thứ 2...

Sau mùa giải thành công vào năm 2012 với nhiều thí sinh “tài, độc, lạ” và cả những chuyện scandal bên lề, tưởng như, chương trình “Tìm kiếm tài năng” sẽ nhanh chóng bứt phá ở mùa thứ 2. Tuy nhiên, mùa thứ 2 đã diễn ra khá nhạt nhòa dù dàn thí sinh cũng đa dạng và mang đến cuộc thi nhiều trò lạ lẫm. May thay, cái kết đẹp hơn cả là đêm chung kết (tối Chủ nhật 21/4) nhiều kịch tính và kéo theo cả những tranh cãi về ngôi vị quán quân của mùa thi này.


Trần Hữu Kiên giành ngôi quán quân

Kết quả cuối cùng, chàng luật sư đi hát Trần Hữu Kiên (quê Thanh Hóa) đã trở thành quán quân của “Tìm kiếm tài năng” mùa thứ 2. Theo BTC, thì Trần Hữu Kiên đã nhận được 33% số phiếu bình chọn của khán giả, chỉ hơn nhóm xiếc Hoa Mẫu Đơn đúng 1%. Xếp dưới Kiên và Hoa Mẫu Đơn là ca nương Kiều Anh và giọng ca nhí Đức Anh.

Trần Hữu Kiên tham gia cuộc thi với tài năng hát, anh có chất giọng bẩm sinh, chưa qua rèn giũa và được bộ 3 giám khảo Huy Tuấn, Thúy Hành và Thành Lộc dành tặng nhiều lời khen ngợi. Những ca khúc do anh thể hiện, dù mang thể loại nhạc nhẹ như “Yêu thương mong manh” (sáng tác Đức Trí) hay “Hà Nội niềm tin và hi vọng” (sáng tác Phan Nhân) đều được hòa âm phối khí theo bán cổ điển để khoe giọng hát đậm chất thính phòng của Trần Hữu Kiên.

Tuy nhiên, do chưa qua tập luyện và rèn giữa nên khi nghe thí sinh này biểu diễn, nhiều nhược điểm bị lộ ra theo kiểu… dân nghiệp dư đi hát như hát bị chóe, phô, chênh và dùng sức để xử lí chứ chưa phải lấy cái gốc là kĩ thuật để hát, điều căn bản nhất của các giọng hát thính phòng.

Việc Trần Hữu Kiên lên ngôi quán quân dựa trên phiếu bầu của khán giả và ít nhiều, phản ánh đúng tính chất của chương trình khi đánh vào cảm xúc của khán giả truyền hình. Sự mộc mạc, không chuyên và có chút gì đó dân dã luôn được lòng khán giả, Trần Hữu Kiên là một trường hợp như thế và cách đây vài tháng, chàng trai người dân tộc Chu Ru là Yasuy cũng làm được điều tương tự dù theo anh chàng này, thắng cuộc thi để có tiền và về nhà đầu tư nuôi lợn (?!).


Nhiều người tiếc nuối cho tài năng ca trù - Kiều Anh

Kết quả này tương đối bất ngờ, bởi trong 4 thí sinh cuối cùng còn có Kiều Anh (hát ca trù), nhóm xiếc nhí Hoa Mẫu Đơn và Đức Anh. Nếu so về sự tròn trịa trong tài năng ca hát, Kiên không vượt trội hơn Kiều Anh, và nếu so về hoàn cảnh, vốn là thứ kích thích số đông rút điện thoại ra bình chọn thì Kiên cũng không thể đặc biệt hơn nhóm Hoa Mẫu Đơn. Tuy vậy, khán giả đã chọn chàng luật sư đi hát Trần Hữu Kiên, và gây ra không ít tranh cãi ngay sau cuộc thi nhưng, tranh cãi… thì mới đúng “bản chất” các cuộc thi dạng truyền hình thực tế như thế này.

Việc Hữu Kiên lên ngồi, nhiều khán giả đã bày tỏ sự tiếc nuối dành cho ca nương Kiều Anh. Ngay cả bộ 3 giám khảo cũng bày tỏ ý kiến riêng và đều nghiêng về Kiều Anh là quán quân. Dễ dàng nhận thấy, Kiều Anh là “của độc” tại cuộc thi năm nay khi cô sở hữu nhan sắc không thua kém bất kì các mỹ nhân nào trong showbiz, bên cạnh đó, cô sở hữu giọng hát bài bản, kĩ thuật và được đào tạo trong môi trường “con nhà nòi” về ca trù.

Nghe Kiều Anh hát, ca trù như được sống lại theo một tinh thần và diện mạo mới, nhẹ nhàng, tinh tế trong sự giao thoa âm nhạc với âm nhạc hiện đại. Tuy vậy, Kiều Anh là sự chỉn chu, chuyên nghiệp và quá ổn định, lại còn trẻ và đầy tiềm năng trong tương lai, việc Kiều Anh về nhất hay nhì không quá quan trọng, bởi với những lợi thế như vậy, Kiều Anh sẽ xuất hiện với vai trò ca sĩ cùng những nhạc sĩ tên tuổi không phải là chuyện quá ngạc nhiên. Cụ thể, Kiều Anh đã từng xuất hiện với vai trò ca sĩ trong đêm nhạc “Nguồn cội” của nhạc sĩ Quốc Trung trong năm 2012 và nhận được nhiều sự chú ý của khán giả.

Đêm chung kết được xem là điểm sáng cứu vớt cả mùa thi năm nay, nhiều nguyên nhân được đưa ra cho việc “Tìm kiếm tài năng” mùa thứ 2 không được khán giả quan tâm như năm ngoái. Có lẽ, lí do bùng nổ nhiều show truyền hình thực tế và khán giả có nhiều sự lựa chọn để xem hơn vào thời điểm hiện tại là lí do khá rõ ràng. Hẳn nhà sản xuất chương trình này sẽ phải giải bài toán chọn thời điểm lên sóng thích hợp hơn nếu có ý định tiếp tục sản xuất mùa thứ 3 vào năm sau.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm