| Hotline: 0983.970.780

Đến Canada cáo buộc Mỹ 'ăn chặn' khẩu trang

Thứ Ba 07/04/2020 , 07:59 (GMT+7)

Các quan chức Hoa Kỳ ngăn gần ba triệu khẩu trang chuyên dụng đang xuất khẩu sang Ontario, tỉnh bang đông dân nhất Canada.

Động thái trên diễn ra khi có nhiều lo ngại Ontario sẽ hết nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế vào cuối tuần.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/4 đã viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950, trao cho chính phủ bất kỳ hoặc tất cả các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn 3M xuất khẩu khẩu trang N95 sang Canada và Mỹ Latinh.

Khẩu trang N95, có thể lọc 95% các hạt trong không khí, được coi là một thiết bị bảo hộ quan trọng cho những nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19.

Nhưng khi nguồn cung bị thu hẹp do phong tỏa, các quốc gia và chính quyền địa phương vật lộn trong một trận chiến tuyệt vọng để tìm được bất kì nguồn thiết bị nào có sẵn.

Trong một cuộc họp báo vào thứ 6/4, Thủ hiến Doug Ford cho biết, trong số 3-4 triệu khẩu trang Canada đặt hàng 3M, chỉ có 500.000 cái đến được Ontario, còn lại gần ba triệu chiếc bị các quan chức Mỹ chặn lại tại Cơ sở 3M South Dakota.

"Chúng tôi biết rằng Hoa Kỳ không cho phép cung cấp hàng hóa qua biên giới", ông Ford nói trên tờ Guardian. "Sự thật phũ phàng là, nguồn cung của chúng tôi ở Ontario đang ngày càng thấp và số ca lây nhiễm liên tục tăng, dẫn đến tài nguyên y tế dần quá tải". 

3M ban đầu chống lại mệnh lệnh hành pháp của tổng thống, cảnh báo trong một tuyên bố rằng hành động này sẽ có ý nghĩa nhân đạo quan trọng, đối với các quốc gia tuyệt vọng về thiết bị an toàn.

Cuối tuần qua, ông Trump đã chỉ trích gay gắt công ty, cảnh báo rằng họ sẽ phải trả giá.

"Nước Mỹ cần khẩu trang. Chúng tôi không muốn những người khác nhận được chúng", ông Trump nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo hôm 4/4. "Đó là lý do tại sao chúng tôi viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng. Có thể gọi nó là sự trả đũa bởi vì bản chất đúng như vậy. Nếu mọi người không đưa những gì chúng tôi cần trang bị cho nhân viên, chúng tôi sẽ rất khó khăn".

3M không trả lời trực tiếp nhận xét của Tổng thống cũng như không cho biết liệu họ có ý định tiếp tục xuất khẩu thiết bị bảo vệ. Nhưng họ "sẽ tiếp tục tối đa hóa lượng khẩu trang có thể sản xuất để cung cấp cho các nhân viên y tế anh hùng ở Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới, công ty cho biết trong một tuyên bố hôm 5/4.

Khi Ontario nỗ lực tìm nguồn thiết bị mới, ông Ford cho biết tỉnh này đang tuyệt vọng. "Việc đáp ứng nhu cầu ngắn hạn cho đến lúc tìm thấy nguồn cung bền vững lại phụ thuộc chủ yếu vào đơn đặt hàng số lượng lớn của chính phủ liên bang".

Lệnh từ Trump đã giáng một đòn mạnh vào người Canada, nhiều người trong số họ tôn vinh cho mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày vào hôm 6/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết chính phủ của ông sẽ không thực hiện các biện pháp trả đũa, thay vào đó dựa vào ngoại giao để chấm dứt tình trạng bế tắc.

"Có những cuộc trò chuyện rất hiệu quả đang diễn ra và chúng tôi hy vọng những chuyến hàng đó sẽ được chuyển giao", ông nói.

Ông Trudeau cho biết Bộ trưởng Ngoại giao François-Philippe Champagne đã nói chuyện trước đó với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về lô hàng bị tạm dừng.

Thông qua điện thoại, một bạn đọc của Hoa Kỳ cho Guardian biết, ông Pompeo đã nhắc lại mong muốn "làm việc với Canada, để đảm bảo Canada có quyền sử dụng các thiết bị quan trọng trong khi những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề ở Mỹ cũng gặp vấn đề tương tự về thiếu trang thiết bị".

Nhưng ông Trudeau cũng cảnh báo mối quan hệ Canada với Hoa Kỳ là một "đường phố hai chiều". Hàng trăm nhân viên chăm sóc sức khỏe ở miền nam Ontario đi qua Michigan mỗi ngày, một tài liệu tham khảo cho biết.

Ngoài các nhân viên y tế tuyến đầu, Canada còn cung cấp cho Mỹ các vật liệu chính cần thiết để chế tạo thiết bị chuyên dụng, bao gồm một loại vải y tế tại Nhà máy Harmac Pacific bột giấy ở British Columbia. Harmac Pacific cho biết họ không có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Bất chấp lời hứa của Thủ tướng Chính phủ về một nghị quyết với các đối tác Mỹ, lãnh đạo 13 tỉnh bang đang hướng tới tương lai.

Công ty AMD Medicom Inc có trụ sở tại Quebec gần đây ký một thỏa thuận sản xuất tới 50 triệu khẩu trang phẫu thuật và N95 cho chính phủ liên bang, theo tờ Globe and Mail. Và tại Ontario, thủ hiến Ford cho biết ông đang làm việc với các quan chức liên bang để đẩy nhanh quá trình phê duyệt cho khẩu trang N96 mới được phát triển bởi trong tỉnh.

"Việc dựa vào những quốc gia hay công ty trên toàn thế giới để cung cấp an toàn, phúc lợi cho người dân Canada sẽ không bao giờ lặp lại một lần nữa", ông Ford cho biết hôm 3/4. "Tôi sẽ không trông đợi vào ông Trump, không dựa vào bất kỳ Thủ tướng hay Tổng thống của quốc gia khác nữa". 

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất