| Hotline: 0983.970.780

Di sản và ảnh hưởng chính trị của Trump

Thứ Năm 17/12/2020 , 09:02 (GMT+7)

Trump - Tổng thống Mỹ thứ 45 - rời nhiệm sở giống như cách mà ông ấy bước vào, trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi với nhiều thông tin sai lệch.

Từ chiến thắng chính trị vào năm 2016 mà ngay cả các đồng minh của ông cũng không nghĩ là có thể xảy ra, đến 4 năm chia rẽ đảng phái, Trump giờ đây đã gia nhập lịch sử với tư cách là Tổng thống Mỹ đương nhiệm thứ 11 để thua trong nỗ lực tái tranh cử ở nhiệm kỳ thứ hai.

Trump - người đứng ngoài cuộc chơi chính trị

Dù thua Biden, Trump vẫn lập kỉ lục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 với hơn 75 triệu cử tri tán thành.

"Các cử tri muốn một người ngoài cuộc, họ muốn thay đổi thực sự, và bạn có thể yêu cầu ai đó thay đổi hơn so với một người như Donald Trump?" Henry Barbour, một quan chức Cộng hòa lâu năm từ Mississippi cho biết. “Ý tôi là, ông ấy đã làm đảo lộn Washington. Ông ấy khác xa so với thông thường. Ông ấy đã làm và nói những điều mà không một chính trị gia nào khác có thể làm được, và ông ấy đã hoàn thành rất nhiều điều".

Thật vậy, Trump đã là một người mâu thuẫn ngay từ đầu. Một tỷ phú Manhattan trở thành anh hùng của tầng lớp lao động miền Nam. Một tín đồ Cơ đốc giáo Tin lành nhưng có vấn đề về ly hôn và cáo buộc hành vi sai trái tình dục. Một người "tát cạn đầm lầy" (khẩu hiệu tranh cử của Trump, ám chỉ bài trừ hay diệt tận gốc nạn tham nhũng), nhưng lại lấp đầy chính quyền của mình bằng những người vận động hành lang.

Bất chấp những mâu thuẫn đó, ông đã có thể thu hút một lượng lớn những người ủng hộ nhiệt thành trong các khu vực đã từng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ trong lịch sử.

Trump được ủng hộ bởi hàng triệu người, bao gồm cả những người ở khắp các bang Vòng đai rỉ sét (Rust Belt) -  Pennsylvania, Michigan và Wisconsin - những người đã chán ngán với chính trị của Washington. Cử tri muốn ông với tư cách là một người sẽ ra trận vì những mối quan tâm của họ.

Ông đánh giá cao ý thức ngày càng tăng của người da trắng thuộc tầng lớp lao động, những cử tri lớn tuổi và những người độc lập rằng các chính trị gia và giới truyền thông có những ưu tiên khác, theo quan điểm của họ là cực đoan hoặc ít nhất là lệch lạc với niềm tin của họ.

Không giống như các chính trị gia ăn nói bóng bẩy, chuẩn bị trước, Trump phần lớn không chọn lọc và thay đổi để giống cách giao tiếp đại chúng của các chính trị gia này.

Trong các dòng Tweet của Trump và các cuộc họp báo và các cuộc biểu tình lan man, những người theo dõi ông sẽ thấy cách nói của ông giống với một người bình thường nào đó sẽ nói.

Nhưng sự tin tưởng mà Trump giành được với họ cũng cho phép ông phát tán lượng thông tin sai lệch chưa từng có, cho đến những tuyên bố vô căn cứ rằng "cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp".

Sau khi nhậm chức vào năm 2016, Trump nhận thấy mình đang lãnh đạo một quốc gia phân cực mạnh và ổn định bằng chiến lược điều hành xúi giục thay vì thống nhất. Cách tiếp cận đó là một thành công vang dội với những người ủng hộ nhiệt thành của ông, nhưng được coi là một thảm họa không thể giải quyết được bởi khoảng một nửa đất nước vô cùng không ưa ông.

Những người ủng hộ ông yêu thích lời thề kiên định của ông là "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng cách xé bỏ các thỏa thuận thương mại mà ông cho là có hại cho người lao động Mỹ, xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico và thắt chặt các hạn chế nhập cư, kêu gọi bãi bỏ Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng của Tổng thống Barack Obama và thực hiện triết lý “Nước Mỹ trên hết” khi xử lý chính sách đối ngoại.

Trong khi đặc điểm tranh cãi và hỗn loạn sẽ mãi mãi là đặc trưng nhiệm kỳ tổng thống của Trump, tác động của ông sẽ không sớm tan biến.

Ông đã bổ nhiệm ba thẩm phán cho Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và hàng trăm thẩm phán bảo thủ cho các tòa án Hoa Kỳ, chuyển cơ quan tư pháp liên bang sang cánh hữu trong nhiều năm tới.

Trump và các thành viên đảng Cộng hòa của ông đã thông qua dự luật cắt giảm thuế, đây là lần sửa đổi luật thuế lớn nhất trong nhiều thập kỷ.

Và Trump cũng đã ký một dự luật cải cách tư pháp hình sự mang tính bước ngoặt, được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng.

Ngôi sao truyền hình thực tế 

Trump là một hiện tượng trong nhiều thập kỷ: Sự trỗi dậy của truyền hình và nền văn hóa bị ám ảnh bởi những người nổi tiếng trong những năm 1960; sự mất niềm tin vào chính phủ trong những năm 1970; chủ nghĩa siêu tư bản của những năm 1980 và chủ nghĩa bảo thủ dân túy của những năm 1990; tất cả đã hình thành nền tảng xây dựng ứng cử của Trump.

Trump đã thành thạo trong ba nền tảng đầu tiên, với tư cách là một doanh nhân nổi tiếng, xuất hiện trong 14 mùa từ 2003 đến 2015 trên chương trình truyền hình thực tế thành công rực rỡ của Hoa Kỳ, The Apprentice.

Tuy nhiên, sau đó ông đã thêm dần nền tảng thứ tư, nhất là trong nhiệm kỳ Tổng thống của Barack Obama. Sự xuất hiện thường xuyên của Trump trên Fox News và vai trò của ông là mũi nhọn của âm mưu cánh hữu là Obama sinh ra ở Kenya đã khiến ông trở thành một nhân vật cố định trong chính trị bảo thủ.

Học giả truyền thông Alison Hearn của Đại học Western Ontario cho biết ngôi sao của chương trình truyền hình thực tế đã trực tiếp giúp ông thành công trong lĩnh vực chính trị.

Sự công nhận tên tuổi, thiên hướng tự quảng cáo và sở trường quay phim truyền hình, tất cả đã giúp Trump thu hút sự chú ý bên cạnh những nhân vật tương đối nổi tiếng mà ông chê bai khi còn là chính trị gia.

“Ông ấy hiểu rằng tất cả đó là về khả năng hiển thị và một màn trình diễn mạnh mẽ, hấp dẫn, ngoạn mục mà mọi người không thể rời mắt”, Hearn nói. “Ông ấy sử dụng truyền hình thực tế để vào Nhà Trắng, và sau đó ông ấy biến văn phòng thành truyền hình thực tế, và đất nước thành truyền hình thực tế”.

Phong cách này cũng gây thiệt hại cho Trump. Trên khắp đất nước, nhiều cử tri có tiền sử ủng hộ Đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu thay cho Biden, cuối cùng mang lại cho cựu Phó Tổng thống lợi thế bầu cử mà Hillary Clinton đã thiếu 4 năm trước đó.

“Những dòng tweet đêm khuya của ông ấy, những lời kêu gọi mọi người của ông ấy, khiến ông ấy là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình”, cựu Hạ nghị sĩ Dennis Ross của Florida, một người ủng hộ Đảng Cộng hòa ban đầu của Trump, nói. “Chính Trump bị thua vì điều đó".

Điều gì tiếp theo cho Trump?

Một trong những câu hỏi lớn nhất là Trump sẽ làm gì tiếp theo và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đảng Cộng hòa.

Một số người thân cận với ông đã gợi ý về cuộc tranh cử Tổng thống năm 2024 của Trump, một sự trở lại chính trị không thể tránh khỏi sẽ khiến ông trở thành Tổng thống duy nhất phục vụ các nhiệm kỳ không liên tiếp ngoài Grover Cleveland - người giành lại chức vị Tổng thống vào cuối những năm 1800.

Nhưng ngay cả khi Trump không thắng cử, các nhà quan sát chính trị chắc chắn rằng Đảng Cộng hòa sẽ kết hợp một số khía cạnh của Trump.

"Ông đã vi phạm triệt để các tiêu chuẩn của nhiệm kỳ Tổng thống đến mức thay đổi ý nghĩa của việc trở thành Tổng thống và những ảnh hưởng có thể kéo dài trong đảng của ông ấy", Thượng nghị sĩ Tom O'Mara nói.

“Tôi không nghĩ họ sẽ từ bỏ nó. Chủ nghĩa dân túy đã trở thành chính trị tốt ở Mỹ kể từ thời Thomas Jefferson”, O'Mara phân tích. “Tôi không nghĩ chúng ta sẽ nói rằng Trump đã không để lại dấu ấn của mình trong lịch sử, ông ấy chắc chắn làm được điều đó. Nhưng đó là sự không thừa nhận”.

Doug Heye, một phụ tá và nhà bình luận lâu năm của Đảng Cộng hòa, nói rằng di sản lâu dài của Trump ít mang đặc điểm chính sách cá nhân nào, mà mang nhiều hơn về giọng điệu theo chủ nghĩa thân thiện. Những người khác sẽ theo dõi ông ấy, biết rằng bây giờ thông điệp của ông ấy đã kết nối với các cử tri, ngay cả khi nó xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi.

Ngay cả khi Trump không còn tại vị, "Chủ nghĩa Trump vẫn còn", Heye kết luận.

(Theo Al Jazeera)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất