| Hotline: 0983.970.780

Đi tìm “cây đũa thần” điều hành hồ đập: Những chuyện mới ở hồ Cấm Sơn

Thứ Tư 26/11/2014 , 09:24 (GMT+7)

Cấm Sơn - hồ thủy lợi nổi tiếng miền Bắc, nơi từng là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Phó Đức Phương sáng tác bài hát “Hồ trên núi” giờ đây đã có nhiều chuyện lạ mà lạ nhất là cung cách người ta vận hành nó…

Nguyễn Cao Cường - Trạm trưởng Trạm thủy nông đầu mối Cấm Sơn (trực thuộc Cty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Cầu Sơn) như một vị “tướng” đầy quyền uy bởi lẽ đang điều khiển một tập đoàn “quân” đặc biệt gồm 249 triệu m3 nước xanh thăm thẳm.

Đóng, mở, tiến, lui đều phải răm răm rắp y lệnh. Sức nước mạnh vô song nhưng cũng phải khuất phục trí tuệ con người.

Gần đây, vị “tướng” đó còn như hổ được chắp thêm cánh khi sở hữu một phương tiện vô cùng hiệu quả để chỉ huy đó là hệ thống thông tin quản lý, giám sát, dự báo lũ, dự báo ngập lụt vùng hạ du.

Nằm trên vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, Cấm Sơn là hồ thủy lợi lớn thứ năm của Việt Nam với diện tích 378 km2. Hồ được xây đắp vào năm 1966 và đưa vào vận hành từ năm 1969.

Ngoài cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của Bắc Giang và một phần Lạng Sơn hệ thống này còn giúp ích cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế khác thậm chí đủ để vận hành một nhà máy thủy điện cỡ nhỏ kèm theo.

Nằm khuất nẻo dưới lưng chừng núi là Trạm thủy nông đầu mối Cấm Sơn - đơn vị được giao điều hành mọi hoạt động của hồ chứa có tầm quan trọng nhất nhì miền Bắc này. Trạm vỏn vẹn 23 người, được phân thành ba tổ chuyên môn gồm tổ bảo dưỡng và vệ sinh, tổ bảo vệ, tổ kỹ thuật.

Hồ chứa có giá trị kinh tế rất lớn, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp nhưng vận hành nó không hề đơn giản. Sơ sẩy cái là cả triệu m3 nước có thể tràn xuống hạ du cuốn phăng đi mùa màng, nhà cửa, gia súc, gia cầm và cả mạng người nữa.

16-43-01_dsc_8758
Những thông số được máy móc cập nhật một cách tự động

 Đã có nhiều bài học đắt giá về chuyện này xảy ra ở một số hồ chứa. Bởi thế, nguyên tắc đầu tiên trong điều hành hồ là phải thật an toàn rồi mới xét đến khía cạnh kinh tế.

Muốn vận hành an toàn lại phải thường xuyên cập nhật, nắm chắc các thông số như mực nước, lượng nước đến, lượng mưa trên lưu vực, độ mở cống, lưu lượng xả…

Mong muốn trước mắt của đội ngũ vận hành hồ là có thêm một camera ở đập tràn 1 để có thể theo dõi được từng biến động nhỏ nhất ở đó. Xa xôi hơn chút nữa, họ mong muốn có thể ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thông qua mạng internet là ra các lệnh điều khiển đóng, mở cống tự động hoàn toàn được.
Được như thế sẽ khép kín một quy trình tự động cả đầu vào lẫn đầu ra. Được như thế công nghệ mới thực sự là một “cây đũa thần” cho việc trị thủy.

Trước kia để biết những thứ ấy người ta phải đo thủ công. Ví dụ muốn biết mực nước thì phải xắn quần lội xuống kiểm tra cột thủy chí. Dưới mực nước chết, cột thủy chí trên bờ bị vô hiệu lại phải bì bõm lội xuống cắm cột khác rồi đọc kết quả.

Ngày thường cứ 24 tiếng đọc kết quả thủy chí một lần, còn ngày mưa bão kiểm tra, đọc thông số mỗi giờ một lần. Công việc khá vất vả và nguy hiểm nhất trong điều kiện sóng to, gió lớn lại còn mất thời gian.

Để biết được kết quả một thông số nhanh nhất là lượng mưa cũng phải mất 5 phút còn lâu nhất là mực nước mất đến 15 phút, rất bị động.

Nay thì tất cả những công đoạn tỉ mẩn ấy đã được máy móc thay thế hết. Nguyễn Cao Cường hào hứng rủ tôi leo lên thân đập cao chót vót ngắm toàn cảnh. Đứng ở trên, nhìn xuống dưới chỉ thấy một màu trắng xóa của bọt nước. Dòng nước ào ào chảy như cả ngàn con ngựa đua cùng sải vó, hung hãn như muốn ăn tươi, nuốt sống bất kỳ thứ gì lọt vào tầm tay mình.

Giữa dòng nước xiết mắt tôi hút theo một đường ống be bé chạy từ thân đập xuống sâu bên dưới. Ở cuối đường ống ấy chứa một đầu dò bé tẹo như ngón tay liên tục đo, cập nhật thông số, báo về máy rồi truyền về tổng hành dinh.

Các thiết bị tiên tiến ở hồ Cấm Sơn gồm có đầu đo mở tràn ở tràn số 1, đo mực nước hồ ở đập chính, đo độ mở cống, đo nước, đo lượng mưa, hệ thống máy chủ… Tất cả mới đều được lắp ráp, cân chỉnh và đi vào vận hành từ khoảng giữa năm 2013.

Các thông số hiển thị lên màn hình cảnh báo to đùng ở giữa Trạm đã đành, ở nhà chỉ cần nhìn trên màn hình máy tính hay bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào có nối mạng internet cũng biết được tình trạng nước ra sao, độ mở cống, lượng mưa, mực nước đến, lưu lượng xả thế nào.

Cập nhật chính xác từng giây theo thời gian thực, 24/24 giờ, đâu đâu cũng biết.

16-43-01_dsc_8761
Giờ đây người ta không phải ra quan sát tận chân cột để đọc thông số như thế này nữa

Tuy nhiên, gói thiết bị tiền tỉ ấy mới chỉ giúp hiển thị các thông số kỹ thuật thay thế cho hai lao động chuyên đọc kết quả trước đây của Trạm còn việc đóng mở, vận hành hồ chứa vẫn hoàn toàn bằng sức người, không khác gì khi trước.

Anh em thường nói vui với nhau rằng: “Không ăn cơm không thể quay được cánh cống” để ám chỉ công việc vừa nặng nhọc vừa có phần hiểm nguy này.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm