| Hotline: 0983.970.780

Dịch châu chấu lan sang châu Á

Thứ Ba 18/02/2020 , 12:05 (GMT+7)

Nạn châu chấu sa mạc phá hoại mùa màng nghiêm trọng ở Đông Phi từ giữa năm ngoái nay đã bắt đầu lan sang nhiều quốc gia châu Á.

Trẻ em ở vùng Okara, tỉnh Punjab miền đông Pakistan đuổi châu chấu sa mạc trên đồng hôm 16/2. Ảnh  XINHUA

Trẻ em ở vùng Okara, tỉnh Punjab miền đông Pakistan đuổi châu chấu sa mạc trên đồng hôm 16/2. Ảnh  XINHUA

Dịch châu chấu bùng phát từ Ethiopia, Somalia và Kenya rồi tràn đến Djibouti và Eritrea vào tháng 1 và hiện đang hoành hành ở Tanzania và Uganda, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của hàng triệu người.

Hiện chính phủ nhiều nước vẫn đang dốc sức chống lại nạn côn trùng phá hoại mùa màng, được coi là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Chúng di chuyển đến đâu là khiến các đồng cỏ và cây trồng của nông dân trơ trụi chỉ sau vài giờ.

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp quốc (WFP) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp được 76 triệu USD để giúp các chính phủ “đánh chặn giặc châu chấu”, bằng biện pháp mở rộng quy mô phun thuốc trừ sâu từ trên cao ở các vùng bị ảnh hưởng.

David Beasley, Giám đốc điều hành WFP cho biết, cơ quan này sẽ hỗ trợ kinh phí để tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) thanh toán vấn nạn châu chấu ở Đông Phi.

"Nếu chúng ta không làm ngay thì WFP sẽ phải cần tới 15 lần số tiền nói trên, tức hơn 1 tỷ USD để hỗ trợ người dân bị thiếu đói do mất mùa và sinh kế," ông Beasley nói.

Theo ông Beasley, nếu không được kiểm soát, dịch hại châu chấu có thể đe dọa an ninh lương thực của trên 13 triệu người.

Hồi cuối tuần trước, nhóm chuyên gia về dinh dưỡng và an ninh lương thực thuộc một tổ chức ở châu Phi lên tiếng, nạn châu chấu sa mạc hiện đang sinh sôi cấp số nhân trên khắp lãnh thổ Somalia, Kenya và Ethiopia và nhiều bầy đàn lớn đã được nhìn thấy ở Eritrea, Djibouti và phía đông bắc Uganda.

"Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dịch hại châu chấu dự kiến ​​sẽ tăng nhanh sang nhiều vùng lân cận, thậm chí là tới cả Nam Sudan", nhóm này cảnh báo.

Hiện một số quốc gia ở Tây Á và Nam Á cũng đang chứng kiến dịch hại châu chấu “xưa nay hiếm”. Nguyên nhân được xác định là do các yếu tố thời tiết thuận lợi như như lượng mưa nhiều và gió mùa kéo dài khiến châu chấu dễ sinh sôi.

Châu chấu sa mạc phá hoại cây trồng ở Garowe, Somalia hôm 5/2/2020. Ảnh AP

Châu chấu sa mạc phá hoại cây trồng ở Garowe, Somalia hôm 5/2/2020. Ảnh AP

Theo chuyên gia bảo vệ thực vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc- Zhang Zehua, khu vực biên giới giữa khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) và Pakistan, Ấn Độ- Nepal được coi là nơi dễ bùng phát nạn châu chấu trong thời gian tới. Tuy nhiên do những hạn chế về môi trường, khí hậu và nguồn thức ăn nên châu chấu sa mạc ít có khả năng đe dọa nền nông nghiệp Trung Quốc vì chúng khó có thể di cư vào sâu đại lục do bị cao nguyên Thanh Hải- Tây Tạng chặn lại.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất