Chính phủ Anh tuyên bố đã vượt quá mục tiêu xét nghiệm, thực hiện 122.347 xét nghiệm vào ngày cuối cùng của tháng. Nhưng với 739 người chết vì virus cùng ngày hôm đó, tổng số nạn nhân thiệt mạng lên tới 27.510.
Tính đến ngày 1/5, số người chết ở Italia lên tới 28.236 - một con số không bao gồm các trường hợp tử vong tại các viện dưỡng lão. Tỷ lệ tử vong hàng ngày của quốc gia Địa Trung Hải chủ yếu giảm trong tuần qua, và ở mức 269 hôm 1/5.
Anh có thể thực hiện hơn 100.000 xét nghiệm/ngày không có nghĩa là họ xây dựng xong chương trình theo dõi hay kiểm tra tiếp xúc hiệu quả, điều mà các chuyên gia cho rằng cần thiết nhất trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng đột biến số người nhiễm lẫn số ca tử vong nếu chính phủ nới lỏng phong tỏa.
Và mặc dù sẽ có kỷ lục nghiệt ngã cho nước Anh khi vượt qua Italia trong tổng số người chết, nhưng việc so sánh trực tiếp giữa hai quốc gia là vô cùng khó khăn, xuất phát từ sự khác biệt về dân số, nhân khẩu học, mật độ dân số và cách chính quyền thu thập số liệu thống kê.
Tuy nhiên, Matt Hancock, Bộ trưởng Bộ y tế của Anh, đã đạt được thành tích 122.000 xét nghiệm một ngày, tăng gấp 10 lần so với thời điểm khi ông đặt mục tiêu vào ngày 2/4, một ngày sau khi tự cách ly do có các triệu chứng của virus.
Ông nói rằng thành tựu này đã tạo tiền đề cho một chương trình không kém tham vọng - truy tìm, xác định những người tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh để họ cũng có thể được cách ly, giúp ngăn chặn lây lan cộng đồng. Ông Hancock cho biết chương trình này cuối cùng sẽ cho phép Anh dỡ bỏ phong tỏa và trở lại trạng thái bình thường.
“Tôi biết đó là một mục tiêu táo bạo, nhưng chúng tôi cần điều này”, ông Hancock nói.
Thu hút rất nhiều sự chú ý đến con số 100.000, các nhà phê bình cho biết, chủ yếu là tạo ra yếu tố đóng thế trong quan hệ công chúng.
“Số lượng người được thử nghiệm là vô nghĩa”, tiến sĩ Bharat Pankhania, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Exeter cho biết. “Nếu bạn không cung cấp theo dõi tiếp xúc, thì bạn đang xét nghiệm một buổi lễ chứ không phải là một cách để ngăn chặn và cô lập ổ dịch”.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho biết đạt mục tiêu thử nghiệm bằng số là thành công, do Anh khởi đầu chậm. Vào tháng Ba, các quan chức đã quyết định từ bỏ xét nghiệm và truy tìm tiếp xúc trong dân số nói chung để chỉ kiểm tra những người có triệu chứng đủ nghiêm trọng nhập viện.
Giáo sư Devi Sridhar, Giám đốc chương trình quản trị y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh cho biết, "Bây giờ Vương quốc Anh cần nỗ lực, ưu tiên truy tìm tiếp xúc và cách ly, vì chúng luôn đi cùng nhau: xét nghiệm, theo dõi, cách ly”.
Bên cạnh kế hoạch tăng cường xét nghiệm, Chính phủ Anh có kế hoạch tuyển dụng khoảng 18.000 người vào giữa tháng Năm - bao gồm khoảng 3.000 người trong lĩnh vực này - để tiến hành truy tìm tiếp xúc. Việc truy tìm sẽ được thực hiện nhờ một ứng dụng điện thoại di động đang được thử nghiệm vào tuần tới tại Đảo Wight.
Nhưng cho đến nay, Downing Street vẫn chưa thể nói có bao nhiêu trong số 18.000 nhân viên mới được tuyển dụng.
Ngay từ đầu, chính phủ đã công khai về số người chết liên quan đến các nước láng giềng, một so sánh ban đầu có vẻ thuận lợi cho Anh. Nhưng dữ liệu đó nay được xem xét kỹ lưỡng, vì nó chỉ dựa trên cái chết trong bệnh viện, trong khi, ví dụ như Pháp, bao gồm cả trường hợp tử vong ở viện dưỡng lão.
Khi những cái chết không phải ở bệnh viện gần đây đã được thêm vào thống kê, Anh đột nhiên thành một trong những nước có tỉ lệ tử vong tồi tệ nhất châu Âu. Điều đó đã thúc đẩy chính phủ bổ sung thêm một biểu đồ mới - dựa trên tỷ lệ tử vong trên đầu người - khiến Anh đứng sau Bỉ, Tây Ban Nha và Italia.