| Hotline: 0983.970.780

Dịch Covid-19 sáng 28/4: Đức đau đầu với 'nghịch lý phòng ngừa'

Thứ Ba 28/04/2020 , 08:55 (GMT+7)

Nỗ lực ngăn chặn virus cực kỳ hiệu quả của chính phủ Đức lại khiến nhiều người ấn tượng rằng các mối nguy hiểm dịch bệnh bị phóng đại.

Y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện tại Dresden, Đức chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: dpa-Zentralbild.

Y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh viện tại Dresden, Đức chuẩn bị giường cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: dpa-Zentralbild.

Đi kèm với ấn tượng đó là câu hỏi liệu đã tới lúc nước Đức nên trở lại bình thường hay không?

Các chính trị gia ở Đức đang tiếp tục bế tắc về cách thức và thời điểm nới lỏng các hạn chế, trong bối cảnh Thủ tướng Angela Merkel và các nhân vật khoa học hàng đầu bày tỏ lo ngại nghiêm trọng, rằng đất nước có nguy cơ "thua bạc trắng tay" những lợi thế đạt được cho đến nay trong kìm chế virus.

Đến chiều 27/4, Đức xác nhận chỉ có hơn 158.000 ca lây nhiễm với 6.047 trường hợp tử vong.

Đức đã làm tốt việc xét nghiệm, truy tìm cũng như về số lượng giường chăm sóc đặc biệt. Tỷ lệ tử vong của Đức thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Chủ tịch Quốc hội, ông Wolfgang Schäuble, tham gia vào cuộc tranh luận với bình luận khiêu khích đăng trên tờ Der Tagesspiegel hôm 26/4.

“Những tác động lớn về kinh tế, xã hội, tâm lý và cả những lĩnh vực khác cần phải được cân nhắc”, ông nói. "Để mọi thứ ngừng lại trong hai năm cũng có thể gây ra hậu quả khủng khiếp”.

Ông Schäuble không tin điều khoản đầu tiên trong hiến pháp Đức “phẩm giá con người là bất khả xâm phạm” có nghĩa là bảo vệ cuộc sống của con người bằng mọi giá. Điều khoản được gắn với luật cơ bản, “không loại trừ việc chúng ta phải chết”, ông nói.

Ông nhấn mạnh trong khi nhà nước cần cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất cho mọi người, thì “người dân sẽ tiếp tục chết vì virus Corona”.

Ông cảnh báo rằng tâm trạng trong cả nước có nguy cơ bị đảo lộn nếu các hạn chế tiếp tục trong thời gian quá lâu. “Hạn chế kéo dài càng lâu, tình hình sẽ càng khó khăn hơn”, ông nói.

Trong khi đó, các chuyên gia đang kêu gọi chính phủ tăng hơn gấp đôi mức xét nghiệm hiện tại của Đức trước khi xem xét các hạn chế nới lỏng.

Hiện tại, Đức có khả năng thực hiện tới 818.000 xét nghiệm mỗi tuần, theo Helge Braun, Chánh Văn phòng của Thủ tướng Merkel, nhưng các cố vấn nói rằng con số này cần phải tăng lên hai triệu.

“Việc tăng khả năng xét nghiệm cho phép một cái nhìn vừa tổng thể, vừa chi tiết về tiến trình của đại dịch. Từ đó giúp hình thành cơ sở cho việc đánh giá các biện pháp nới lỏng mà chính phủ có thể thực hiện”, ông nói.

Trong khi nhiều quốc gia ngưỡng mộ khả năng của Đức trong thực hiện các xét nghiệm quy mô lớn, một câu hỏi vẫn liên tục được đặt ra ở nước này, là tại sao không có nhiều xét nghiệm hơn nữa.

(Theo TheGuardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.