| Hotline: 0983.970.780

Điểm tựa cho người khuyết tật

Thứ Tư 03/08/2011 , 14:18 (GMT+7)

Năm 2009, dự án "Tổ chức phục hồi chức năng tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam" được khởi động. Đây là dự án cấp nhà nước do Trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện.

PGS-TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, phó giám đốc điều hành dự án, cho biết:

- Dự án đã triển khai trên 3 tỉnh là Đồng Nai, Quảng Ngãi và Thái Bình. Mỗi tỉnh chọn một huyện. Tỉnh Đồng Nai là huyện Long Thành, tỉnh Quảng Ngãi là huyện Sơn Tịnh và tỉnh Thái Bình là huyện Quỳnh Phụ. Sau gần 3 năm, dự án đã thu được những kết quả rất khả quan…

Về huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) những ngày này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến một số kết quả mà người khuyết tật  được hưởng từ dự án. Khó có thể tìm được một địa phương nào có lượng người khuyết tật nhiều như ở huyện thuần nông này.

 Ông Bùi Trung Hậu, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/điôxin huyện Quỳnh Phụ cho biết, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, trên 16 ngàn con em của huyện đã lên đường nhập ngũ, vào Nam chiến đấu và gia nhập lực lượng TNXP. Trong số đó, trên 6 ngàn người đã bị nhiễm CĐDC/điôxin trực tiếp và trên 2 ngàn người bị ảnh hưởng gián tiếp, nhưng đến nay, mới có 1.258 người được giám định và được hưởng chế độ trợ cấp.

Cuộc tổng điều tra cho thấy, có 5,14% số người khuyết tật (cả người khuyết tật do bị nhiễm CĐDC/điôxin và người khuyết tật không do bị nhiễm) trên tổng số 251.000 dân toàn huyện. Đó quả là một con số đáng suy nghĩ. Lượng người khuyết tật đó thể hiện ở 7 nhóm: Người khuyết tật gặp khó khăn về vận động; khó khăn về nghe; khó khăn về nói; khó khăn về nhìn; khó khăn trong học tập; động kinh; tâm thần, trong đó số người khuyết tật gặp khó khăn về vận động nhiều nhất, chiếm tới 66%.

Sau cuộc tổng điều tra là chương trình tập huấn. 38 cán bộ trạm y tế của 38 xã được tập huấn trong thời gian 18 ngày, ngoài ra, mỗi xã còn xây dựng được 8- 9 cộng tác viên  của dự án. Các cộng tác viên được tham gia lớp tập huấn 12 ngày, tổng cộng 228 cộng tác viên đã tham gia tập huấn. Trong thời gian tập huấn, họ được hướng dẫn những bài tập về phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Sau lớp tập huấn, mỗi cán bộ trạm y tế xã và cộng tác viên tự mình xây dựng kế hoạch và trực tiếp thực hành những bài tập phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại nhà họ hoặc hướng dẫn những người thân của người khuyết tật các bài tập để họ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng.

Tuy chỉ được trợ cấp 100.000 đồng/người/tháng, nhưng các cộng tác viên đều hết sức nhiệt tình, không tiếc công sức để giúp người khuyết tật.

Anh Lê Hữu Thức, 38 tuổi, cộng tác viên của dự án tại xã Quỳnh Hồng, tâm sự:

- Bản thân tôi là nạn nhân CĐDC/điôxin, nhưng tôi còn may hơn rất nhiều nạn nhân khác là được lành lặn. Vì vậy, tôi hiểu nỗi đau, sự thiệt thòi của người khuyết tật một cách sâu sắc. Và tôi đến với họ bằng tình đồng cảnh, bất kể người khuyết tật đó là nạn nhân CĐDC/điôxin hay không. Sau khi tập huấn về, người đầu tiên tôi chọn để thực hành những bài phục hồi chức năng là… mẹ vợ tôi. Cụ nằm liệt từ năm 1994. Lúc đầu, tôi xoa bóp chân cho cụ để tăng cảm giác da, cân cơ, rồi nâng cụ dậy đi những đoạn ngắn, tiếp đến là xốc nách hai bên bằng hai đoạn tre cho cụ vịn. Được 3 tuần, thấy cụ nhanh nhẹn hẳn ra, tôi tiếp tục thay hai đoạn tre bằng nạng gỗ, không cần người trợ giúp nữa… Đến nay, cụ đã có thể đi lại bình thường, chỉ cần chống cây gậy gỗ nhỏ. Thành công bước đầu này khiến tôi rất phấn khởi và tin tưởng. Người thứ hai là cháu Huy, một cháu bé bị bại não, 1 mình cháu mà có đến 4 dạng tật, từ khi sinh ra chỉ nằm 1 chỗ. Trước khi đến, tôi đã cân nhắc rất kỹ: Nên ưu tiên dạng tật nào trước? Cuối cùng, tôi quyết định giúp cháu phục hồi chức năng vận động trước. Đến nay, cháu đã ngồi được. Gia đình cháu rất vui, và tất nhiên, tôi là người vui nhất…

Nói như bác sỹ Đặng Đức Tố, Trưởng phòng Y tế huyện Quỳnh Phụ thì với nhưng thành quả trên, dự án đang trở thành “điểm tựa” để người khuyết tật ở nông thôn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.

Đã có hàng chục người khuyết tật  là nạn nhân CĐDC/điôxin và không phải nạn nhân đã phục hồi được một phần hoặc toàn bộ chức năng từ sự giúp đỡ như vậy. 50 lượt người khuyết tật là nạn nhân CĐDC/điôxin thường xuyên được điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện tuyến tỉnh bằng kinh phí của dự án, thời gian điều trị cho mỗi người là 2 tuần. Ban quản lý dự án đã tổ chức khám xác định nhu cầu phẫu thuật cho trên một ngàn người khuyết tật, trong đó có 322/406 người khuyết tật khó khăn về vận động; 343/399 người khuyết tật gặp khó khăn về nghe; 378/464 người khuyết tậtgặp khó khăn về nhìn; 15 cháu là người khuyết tật bị sứt môi, hở hàm ếch; 635/761 người khuyết tật cần được trang bị xe lăn và ghế bệnh nhân.

 Người khám là các giáo sư, bác sỹ giỏi của các Bệnh viện Trung ương. Đích thân PGS-TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội PHCN Việt Nam đã khám và chỉ định phẫu thuật cho hàng trăm người.

Dự án đã nhận được nhiều tài trợ quý báu của các tổ chức trong và ngoài nước. Ngày 27/7/2011, Trường Đại học Y tế Công cộng đã trao tặng Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh phụ số trang thiết bị vật lý trị liệu trị giá 60 triệu đồng để có điều kiện hơn trong việc điều trị phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Trước đó, đại diện Hội CCB Mỹ tại Việt Nam, thông qua tổ chức Latter Day Charittes, đã tặng 50 xe lăn, trị giá 135 triệu đồng cho người khuyết tật huyện Quỳnh Phụ. Không thể nói hết được niềm vui của những người khuyết tật nghèo, gặp khó khăn về vận động, khi được nhận chiếc xe lăn, phương tiện giúp họ hoàn thiện hơn chức năng vận động của mình.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm